Nên cho bé bú sữa mẹ đến khi nào? Không có khoảng thời gian cụ thể cho việc cai sữa cho con. Khi nào bé sẵn sàng với việc bỏ bú thì mẹ hãy cai sữa cho bé. Vì lúc này, việc thực hiện cai sữa cho bé sẽ dễ dàng hơn.
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối với trẻ
- Các chuyên gia khuyên nên cho bé bú sữa mẹ đến khi nào?
- Sữa mẹ sau 6 tháng không còn chất?
- Cai sữa cho bé
Một điều cơ bản mà tất cả mọi bà mẹ đều biết: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất quý giá rất cần thiết và quan trọng đối với trẻ. Đặc biệt, trong sữa có nhiều yếu tố sinh học như kháng thể, các men và bạch cầu,… Chính vì những điều này mà mọi bà mẹ đều muốn cho con bú càng nhiều sữa mẹ càng tốt.
Tuy nhiên, theo thời gian, khi trẻ dần lớn lên sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần. Vì thế mẹ cần chọn thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ nhằm bổ sung những nguồn dinh dưỡng thiết yếu khác cho trẻ. Bên cạnh đó, việc chọn phương pháp cai sữa cũng hết sức quan trọng bởi nó có thể gây ảnh hưởng tâm lý đến trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối với trẻ
Sữa mẹ chứa các dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Trong đó có 50% calo chất béo% calo chất bột đường và 5% calo chất đạm (protein). Đặc biệt sữa mẹ có một yếu tố mà không có thực phẩm hay loại thuốc nào thay thế được.
Đó là kháng thể sống. Thậm chí, có một số loại kháng thể bước qua năm thứ hai còn nhiều hơn trong năm đầu. Vì thế theo cách chuyên gia, sữa mẹ giúp hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ theo cách tốt nhất. Đây cũng nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ (Ảnh: istockphoto)
Các chuyên gia khuyên nên cho bé bú sữa mẹ đến khi nào?
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF khuyến cáo thì các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Thực tế, trong lịch sử, việc cho con bú tới 3, 4 tuổi là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ngày nay, thời gian cho trẻ bú bị rút ngắn dần. Nhiều bà mẹ vì bận rộn công việc mà cho con kiêng bú sớm. Một số trường hợp mẹ mất sữa rồi cứ thể để trẻ cai sữa mẹ sớm hơn dự kiến.
Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cũng chia sẻ: Các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khuyến cáo thời điểm cai sữa thích hợp nhất cho trẻ là từ 18 đến 24 tháng tuổi. Nhưng thời gian cai sữa có thể đến sớm hoặc chậm hơn tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau.
Bên cạnh đó, khi bắt đầu cai sữa cho trẻ thì sức khỏe của trẻ phải ở mức tốt nhất và không được mắc bất kỳ bệnh gì. Vì vấn đề cai sữa sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ về sau này khi trưởng thành.
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ cho con bú không nên ăn gì – 10 thực phẩm mẹ không nên động đũa khi cho con bú
Cho con bú đúng cách, không phải mẹ nào cũng biết!
Cho trẻ bú khi có nhu cầu (Nguồn ảnh: vinmec)
Sữa mẹ sau 6 tháng không còn chất?
Quan điểm này là hoàn toàn sai. Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác. Đây vẫn là thứ thức ăn phù hợp và an toàn nhất với nhu cầu của bé.
Có nên cho con bú sữa mẹ sau 6 tháng? Lúc này, sữa mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé. Sau 6 tháng, bé bắt đầu ăn dặm và sẽ được bổ sung thêm dinh dưỡng từ các nguồn khác. Nhưng việc đó không đồng nghĩa với việc sữa mẹ mất chất.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ thì những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Sữa mẹ giúp trẻ phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Các nhà khoa học cho rằng độ tuổi cai sữa của con người nằm trong khoảng từ 2-7 năm.
Cho trẻ bú mẹ kéo dài còn có lợi ích về mặt sức khỏe, đề kháng, lợi ích về mặt tâm lý cho con và mẹ. Bà mẹ cho con bú kéo dài cũng nhận được nhiều lợi ích cho bản thân.
Ví dụ như giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Cho con bú cũng giảm nguy cơ mắc tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay tim mạch với mẹ.
Sữa mẹ khi qua tháng thứ 6 sẽ không còn đảm bảo chất dinh dưỡng (Ảnh: istockphoto)
Mẹ có thể quan tâm:
Bú sữa mẹ hoàn toàn có khả năng đẩy bé vào nguy cơ đói
Làm sao để biết khi nào mẹ không nên cho con bú?
Cai sữa cho bé
Khi nào bé sẵn sàng với việc bỏ bú thì mẹ hãy cai sữa cho bé. Vì lúc này, việc thực hiện cai sữa cho bé sẽ dễ dàng hơn. Ở một vài bé, biểu hiện không hứng thú này bắt đầu khi bé ăn dặm. Còn một số khác là rơi vào giai đoạn từ 1-3 tuổi.
Nếu việc cai sữa có nguyên nhân xuất phát từ mẹ thì mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, dù có thế nào mẹ cũng không nên ngưng cho trẻ bú sữa một cách đột ngột. Vì nó sẽ khiến bé bị chấn thương tâm lý và có thể thiếu dưỡng chất. Ngoài ra việc này cũng khiến ngực mẹ bị tắc ống dẫn sữa hay nhiễm trùng.
Phương pháp đơn giản để giúp con cai sữa
Để cai sữa cho bé, mẹ có thể giảm số lần cho bé bú trong vài tuần. Mục đích là để tập cho bé bắt đầu thích ứng. Việc này cũng giúp ngực mẹ không bị căng và viêm vú. Hoặc mẹ có thể rút ngắn thời gian bú của bé từ 10 phút xuống 5 phút chẳng hạn. Mẹ cũng có thể cho bé bú bình hoặc uống sữa bằng ly. Tất nhiên, mẹ nên cẩn thận quan sát phản ứng của bé.
Nếu lo lắng con thiếu dinh dưỡng, mẹ có thể tăng cường nguồn thực phẩm ăn dặm cho trẻ. Mẹ cũng có thể từ từ chuyển sang cho trẻ uống sữa công thức. Để trẻ dễ quen với sữa mới, mẹ hãy nặn vào giọt sữa vào miệng trẻ khi con bú bình.
Thay lời kết
Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Nhìn chung việc cai sữa sớm cho trẻ là việc chẳng đặng đừng. Vì nếu có điều kiện cho trẻ bú trong cho tới khi trẻ hơn 2 tuổi thì mẹ hãy duy trì. Bởi vì những giây phút được ôm con và cho con bú chỉ tồn tại trong vài năm đầu đời. Sau này, mẹ có muốn có lại cảm giác ôm trẻ gần gũi như thế cũng không được.
Nguồn tham khảo: Thời điểm nào nên cai sữa cho bé? – Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!