Không ai phủ nhận lợi ích từ sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào sữa mẹ cũng tốt, cùng tìm hiểu khi nào mẹ không nên cho con bú nhé!
Khi nào mẹ không nên cho con bú?
Khi nào mẹ không nên cho con bú?
Phần lớn các bà mẹ khi sanh con đều mong muốn có thể cho con bú sữa mẹ hoàn toàn hay càng nhiều càng có thể. Tuy nhiên, có một số trường hợp trong đó các bà mẹ có thể phải suy nghĩ hai lần về việc cho con bú sữa mẹ.
Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, các bà mẹ nên tránh cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nếu một hoặc nhiều trong các điều kiện sau là đúng:
1. Mẹ bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
2. Mẹ đang phải dùng thuốc kháng retrovirus.
3. Mẹ bệnh lao
4. Mẹ đang sử dụng hoặc là phụ thuộc vào một loại thuốc không được phép.
5. Mẹ đang điều trị hóa trị ung thư theo quy định.
6. Mẹ đang trải qua liệu pháp bức xạ. (Lưu ý: Phương pháp hạt nhân y học điều trị chỉ nên gián đoạn cho con bú tạm thời.)
7. Mẹ bị nhiễm virus HTLV loại I hoặc loại II. (HTLV là viết tắt của từ Human T -cell Lymphotropic Virus – tạm dịch là virus gây u lympho T ở người).
Ngoài ra, trẻ sơ sinh đã được chẩn đoán dị ứng với galactose, một rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp, thì không nên bú sữa mẹ.
Các yếu tố từ trẻ sơ sinh mà lúc này mẹ không nên cho con bú sữa mẹ
Khi nào mẹ không nên cho con bú?
Một số trẻ sơ sinh cũng gặp các vấn đề khiến việc bú sữa mẹ trở nên khó khăn hoặc dễ gặp phải các vấn đề phát sinh. Mẹ nên tham khảo việc không cho con bú trong các trường hợp:
Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch
Trường hợp trẻ chỉ bị hở môi thì vẫn có thể nhờ các thiết bị miệng đặc biệt để bú sữa mẹ. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng rồi quyết định có nên cho bé bú mẹ hay không. Nếu không có thể pha sữa bột rồi đút thìa cho trẻ cho đến khi trẻ được phẫu thuật thì cũng có thể cho trẻ bú mẹ bình thường.
Cơ thể trẻ không dung nạp lactose
Không tiêu hóa được sữa mẹ hoặc bé bị rối loạn trao đổi chất. Trường hợp này trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng các loại sữa công thức với thành phần không chứa phenylalanine. Thỉnh thoảng mẹ có thể đan xen cho trẻ bú hoặc đút thìa sẽ mẹ để trẻ có nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý theo dõi nồng độ máu và kiểm soát lượng sữa của trẻ một cách cẩn thận.
Thời điểm mẹ không nên cho con bú để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé
Tâm trạng mẹ không tốt
Khi nào mẹ không nên cho con bú?
Khi mẹ đang không thoải mái, đang căng thẳng, tức giận thì cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều độc tố. Những độc tố này cũng sẽ ngấm vào sữa mẹ, và có thể truyền sang cho con cưng nếu mẹ cho con bú ngay lúc này. Hơn nữa, bé sơ sinh cũng có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Mẹ không vui, trẻ cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tiêu hóa kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng vì vậy giảm hẳn.
Ngay khi vừa tập thể dục
Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng và tăng cường sức khỏe, mẹ sau sinh có thể đi bộ, tập yoga hay luyện tập các bài thể dục. Tuy nhiên, ngay khi vừa mới tập thể dục xong, mẹ không nên cho con bú ngay để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, bởi lúc này cơ thể mẹ đang không cân bằng nhiệt. Trẻ bú mẹ lúc này có thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi mẹ vừa tắm xong
Giống như sau khi tập thể dục, sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể mẹ cũng đang không được ổn định, chất lượng sữa cũng không đảm bảo. Mẹ nên đợi cho cơ thể quay lại nhiệt độ bình thường mới nên cho con bú.
Trong mọi trường hợp nếu mẹ gặp vấn đề sức khỏe, cần sử dụng thuốc điều trị hay sức khoẻ của bé không tốt… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bú để đảm bảo trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!