Theo dự báo của đài khí tượng, mùa mưa ở miền Nam đến sớm hơn các năm trước. Những đợt mưa kéo đến bất chợt sau bao ngày nắng nóng khiến khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho siêu vi, vi rút, vi khuẩn phát triển đột biến. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người, đặc biệt là trẻ em sẽ dễ mắc các bệnh như: viêm đường hô hấp, cảm cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy,… vì vậy ba mẹ nên lưu ý những điều gì để giữ an toàn sức khoẻ cho con khi mùa mưa đến sớm?
- Bệnh mùa mưa ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh
- Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ khi mùa mưa ở miền Nam đến sớm
Thời tiết ẩm ướt vào mùa mưa khiến bé dễ bị nhiễm lạnh và mắc phải các bệnh viêm hô hấp, ho, cảm cúm,… Nguyên nhân là hệ hô hấp của bé còn non yếu và dễ bị tấn công bởi vi rút gây bệnh phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết này.
Trong đó ho có lẽ là căn bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em vào mùa mưa đến. Do bệnh ho có thể lây lan rất nhanh thông qua đường nước bọt, tay chân, thực phẩm. Vì thế ba mẹ nên chú ý giữ ấm cho con và hạn chế để bé tiếp xúc với các trẻ khác đang có dấu hiệu mắc bệnh.
Nên lưu ý khi trẻ ho và sốt cao có thể là do mắc bệnh cảm cúm
Ngoài ra, bệnh cảm lạnh và cảm cúm cũng dễ gặp vào mùa mưa và có biểu hiện tương đối giống nhau. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng như sốt, sổ mũi, đau họng, biếng ăn,… thì mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, mẹ nên thăm khám bác sĩ để tránh những hậu quả khôn lường, vì sau khi nhiễm virus từ 1-2 ngày nhưng không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
>>Bài viết liên quan:
Cảm cúm lúc giao mùa và những điều chúng ta cần biết để phòng ngừa
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ khi mùa mưa ở miền Nam đến sớm
Bênh cạnh việc phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, mùa mưa lũ có thể gây ra các tai nạn rủi ro cho người dân. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ nhiều hơn do các em vẫn chưa có khả năng tự vệ.
Theo kết quả điều tra, gần 70% các ca tử vong ở trẻ em trên 1 tuổi là do gặp tai nạn thương tích. Trong đó các tai nạn không chủ ý như: đuối nước, ngã, bỏng lửa, điện giật, ngạt, hóc nghẹn, tai nạn giao thông,… chiếm tỉ lệ cao nhất. Vì vậy, nếu chủ quan trong việc bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho bản thân và gia đình có thể dẫn đến nhiều rủi ro vào mùa mưa nguy hiểm.
Những cơn mưa lớn thường đi kèm với gió mạnh, vì vậy không chỉ trẻ em mà người lớn cũng nên đề phòng tình trạng cây cối hoặc các vật dụng trên đường bị ngã, bay bất ngờ đè vào người. Tốt nhất hãy giáo dục trẻ không nên chơi đùa dưới tán cây hoặc tránh xa nhưng con đường có nhiều cây cối hai bên để đề phòng rủi ro. Đặc biệt là không nên lại gần những cây có hiện diện của vết nứt sâu, thiếu vỏ trên thân cây, tán cây xuất hiện nhiều nhánh nhỏ và lá khô,…
Nếu gia đình có con em đang đi học, phụ huynh cần cảnh báo các em không được leo trèo cây cao và tránh xa các gốc cây. Nhất là sau khi có mưa lớn gây mềm, đất dẫn đến khả năng cây có thể ngã bất cứ lúc nào.
Phòng tránh tai nạn lọt hố ga vào mùa mưa
Theo ghi nhận, trên địa bàn TP.HCM xuất hiện nhiều hố ga không nắp đậy, thiếu rào chắn bảo vệ và biển cảnh báo quanh khu vực. Khi mùa mưa nước sẽ dâng cao, người đi bộ không thể nhìn thấy nắp hố ga bể và những miệng cống này sẽ là điểm hút, xoáy nước rất nguy hiểm. Nếu không may trẻ nhỏ đi gần có thể bị cuốn xuống ngay lập tức, gây chấn thương hoặc có thể tử vong do đuối nước.
Để phòng tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra cho trẻ, ba mẹ nên chủ động đưa đón trẻ đi học và hạn chế để trẻ đi một mình ngoài đường lớn khi trời đang mưa hoặc có dấu hiệu sắp mưa.
Một hố ga ống cống bị bể trên đường
>>Bài viết liên quan:
Nguy cơ điện giật và sét đánh cao
Điện giật và sét đánh rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao.
Sét đánh cũng là một hiện tượng bị điện giật do phóng điện từ trên đám mây tích điện xuống đất, thường đánh xuống các cây cao hoặc vùng đất có mỏ kim loại. Sét thường xảy ra khi trời có dông, mưa rào, mưa to.
Không nên để trẻ tiếp xúc gần với nguồn điện, ổ cắm điện
Quan trọng nhất nên đảm bảo trẻ không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây điện giật và để trẻ ra ngoài trong khi mưa to.
- Đối với trẻ nhỏ (0-5 tuổi): nên trông trẻ cẩn thận, không để nguồn điện trong tầm với của trẻ và dùng băng keo bịt kín những ổ điện ít dùng đến.
- Đối với trẻ lớn hơn (6 tuổi trở lên): Dạy trẻ không sờ tay vào ổ cắm, nhắc nhở trẻ tránh xa nơi dây điện đứt rơi xuống, đặc biệt khi trời mưa thì không nên nấp dưới gốc cây to/cao.
Ngoài ra tuyệt đối không dùng dây điện trần (không có vỏ bọc nhựa) để mắc điện trong nhà và thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, nếu tìm thấy chỗ hở thì khắc phục ngay. Tốt nhất người thân trong gia đình nên học các thao tác sơ cứu điện giật để kịp thời ứng biến khi gặp tai nạn xảy ra.
Tạm kết
Thay đổi thời tiết thất thường không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây ra một vài rủi ro gây thương tích cho trẻ vào mùa mưa gió. Hy vọng với những chia sẻ về cách phòng tránh trên, bố mẹ nên chuẩn bị các biện pháp bảo vệ để bé luôn mạnh khỏe trong những ngày sắp tới.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!