Mẹo dọn dẹp nhà cửa ngày Tết là từ khoá “hot” mỗi khi xuân về. Hầu như chúng ta ai cũng đều sợ hãi “ngày toàn dân dọn dẹp” này, và luôn cố gắng tìm mọi cách làm nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, hãy để chuyên gia dọn dẹp Marie Kondo “mách nước” bạn để dọn dẹp không còn là nỗi áp ảnh nữa nhé.
Ý nghĩa nhân văn của tập tục dọn dẹp nhà cửa ngày Tết
Vào những ngày cận Tết, lau dọn trang hoàng lại nhà cửa là một phần không thiếu trong gia đình Việt. Đây là một nét văn hoá không thể thiếu trong ngày Tết Truyền Thống Việt. Ngoài để nhà cửa thơm tho tinh tươm đón năm mới, thì dọn dẹp nhà cửa còn có ý nghĩa như:
- Sắp xếp những “bừa bộn” của năm cũ để đón năm mới
- Xóa bỏ những âu lo, phiền não của năm cũ
- Chào đón phúc, lộc đến nhà
- Gắn kết yêu thương, gia đình sum vầy
- “Đón” ông bà hay các thành viên gia đình đã khuất về cùng ăn Tết
Mẹo dọn dẹp nhà cửa ngày tết theo phương pháp của Marie Kondo
Marie Kondo (người Nhật) trở thành ngôi sao trên thế giới sau chương trình “Tidying Up with Kondo Marie” trên Netflix đầu năm 2019. Từ đó, cô được biết đến với nhiều biệt danh như “Thánh nữ dọn nhà”; “phù thuỷ dọn nhà”; “bậc thầy dọn dẹp”,.. Tại Việt Nam, nhiều người còn gọi cô với cái tên triều mến là “Cô Tấm”. Năm 2015, cô lọt top 100 người có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn. Dưới đây là vài nguyên tắc cơ bản của cô trong việc dọn dẹp nhà cửa.
Dọn đồ chứ không dọn phòng
Tức là dọn dẹp đồ theo thể loại, chứ không phải theo vị trí. Theo cách thông thường, chúng ta thường sẽ phân công dọn dẹp theo từng phòng trong nhà. Nhưng theo Marie Kondo là dọn theo loại đồ, như quần áo, giày dép, sách vở, tranh ảnh…Marie Kondo khuyên bạn nên sắp xếp từ quần áo trước. Sau đó mới đến các vật dụng khác như tài liệu và sách vở. Cô cũng đề nghị dọn dẹp những vật phẩm có liên quan đến tình cảm sau cùng. Để khi đó, chúng hòa hợp với niềm vui dọn dẹp và giúp bạn thêm yêu ngôi nhà của mình.
Loại bỏ những đồ vật không “spark joy” và không cần thiết
Người Việt, nhất là các bà mẹ, hay có thói quen trữ đồ để có khi dùng. Nhưng sự thật là có rất nhiều vật dụng được cất quá kỹ và chủ nhân thậm chí không còn nhớ đến sự hiện diện của nó. Dẫn đến tình trạng đồ đạc chất đầy, không dùng tới. Hay khi cần dùng lại không biết được mình đã để đâu, thế là mua cái mới, thêm đồ trong nhà. Theo “Cô Tấm” Marie, bạn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi sau khi dọn dẹp nhà cửa ngày Tết:
- Những đồ dùng bạn mua từ năm ngoái, tới năm nay có còn dùng nữa hay không?
- Đã bao lâu rồi bạn chưa dùng đến món đồ ấy?
- Bạn còn dùng nó trong tương lai gần hay không?
Một gia đình áp dụng phương pháp của Marie Kondo dọn dẹp nhà kho
Lưu trữ đồ đạc ở nơi bạn dễ nhìn thấy
Bạn có thể thay thế các hộp kín thành các hộp trong suốt để dễ nhìn thấy. Khi đó, bạn sẽ biết được bên trong là những đồ vật nào và dễ lấy hơn. Điều này sẽ giúp bạn tránh mua lại những đồ đã có, làm đầy thêm ngôi nhà mà không cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp những vật dụng hay sử dụng ở nơi dễ thấy và dễ lấy, thuận tiện với nếp sinh hoạt.
Đối với những vật dụng “spark joy” nhưng không hay dùng, bạn có thể cất chung vào một chiếc hộp để giữ gìn cẩn thận. Đồng thời dễ dàng cho bạn hay cả nhà có thể dễ dàng mỗi khi cùng ôn lại kỉ niệm xưa.
Sắp xếp đồ theo chiều dọc
Nguyên tắc sắp xếp các đồ vật cùng loại theo chiều dọc (đứng thẳng) sẽ giúp dễ nhìn, dễ tiếp cận và sử dụng. Như quần áo bạn có thể cuộn tròn và để dọc. Cách gấp này sẽ giúp tiết kiệm diện tích, và trành làm nhăn hay nhàu quần áo.
Đồ đạc trong nhà còn phải “spark joy”, tâm trạng khi dọn dẹp ngày Tết cũng phải vui
Ẩn sâu trong phương pháp của Marie là việc phải thấy và tận hưởng được niềm vui trong việc mình làm, kể cả dọn dẹp. Đã vậy, theo người Việt mình, Tết là phải vui vẻ. Do đó, hãy dọn dẹp khi bạn thấy thoải mái và với tâm thế quyết tâm cải tổ nhà cửa. Có niềm vui thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn rất nhiều. Và khi bạn vui, mọi người trong nhà đều thoải mái khi dọn dẹp, cả nhà gắn kết, đó là ý nghĩa đích thực của ngày Tết Nguyên Đán.
Gợi ý một vài vật dụng có thể “tống khứ” liền lặp tức
- Móc treo quần áo cũ
- Giày dép cũ
- Đồ chơi cũ
- Quần áo cũ hay chưa mặc lần nào
- Chai lọ rỗng
- Mỹ phẩm hết hạn
- Thuốc hết hạn
- Bàn chải đánh răng cũ
- Đồ ăn thừa trong tủ lạnh
- Dây sạc điện thoại hay các thiết bị điện tử đã hỏng hay không còn sử dụng
- Giấy báo/tạp chí cũ
- Tất và đồ lót cũ
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!