Bạn có thể gây ra nhiều sai lầm với con cái trong cơn nóng giận, vì vậy hãy kiềm chế nó. Sau đây là cách để cha mẹ kiềm chế cơn giận với con hiệu quả.
Vụ việc mẹ đâm con 90 nhát sau khi bị bé cắn khi cho bé bú
Theo báo cáo năm 2013, theo đó bé 8 tháng tuổi Xiao Bao đã bị đâm hơn 90 lần bởi chính mẹ của mình sau khi bé vô tình cắn cô trong khi cho con bú. Tiểu Bảo, người sống cùng với mẹ và hai người chú, đã được tìm thấy trong một vũng máu ở phía trước của nhà mình, trước khi một trong những người chú của bé đưa bé đến bệnh viện.
Tiểu Bảo đã nhận được hơn 100 mũi khâu để hàn gắn những vết thương từ một cây kéo.
Theo các người hàng xóm cho biết, bé sẽ tốt hơn nếu không ở cần mẹ, các quan chức chính phủ cho biết rằng họ sẽ trả lại bé cho mẹ vì mẹ bé đã được xác định rằng không bị bất kỳ bệnh tâm thần. Hơn nữa, các quan chức cho biết, ngoài mẹ, Tiểu Bảo sẽ có sự chăm sóc của hai người chú của mình.
Cách kiềm chế cơn giận với con
Tìm nguyên nhân và kiểm soát cơn giận dữ
Việc bạn la mắng trẻ thường đến từ cơn bộc phát, khi có một cái gì đó tác động vào. Do đó, bạn có thể điều chỉnh cơn nóng giận nếu bạn khám phá ra nguyên nhân.
Ví dụ khi bạn về nhà sau một ngày mệt mỏi và còn phải chuẩn bị nấu bữa tối cho gia đình. Việc trẻ quấy rối trong lúc nấu ăn có thể làm bạn tức giận. Lúc này thay vì la lối, hãy lựa chọn cho trẻ những món đồ chơi hay những thứ khác để bé tập trung và không quấy rối khi bạn làm việc.
Đưa ra lời cảnh báo, nhắc nhở nhẹ nhàng
Thay vì la mắng trẻ khi trẻ làm sai, bạn có thể đưa ra một lời cảnh báo nhẹ nhàng để nhắc nhở thay vì lớn tiếng la hét, tránh làm trẻ xấu hổ và tổn thương.
Cần thời gian để bình tĩnh lại
Thau vì hét vào mặt trẻ, bạn có thể bước vội vào phòng tắm và hét lên hay đi ra ngoài vài phút để cảm thấy thoải mái và giữ cho mình bình tĩnh.
Trò chuyện cùng con
Và thay vì việc la hét, bạn hãy dành một ít thời gian để trò chuyện cùng với trẻ. Việc trò chuyện có thể giúp bạn và trẻ hiểu nhau hơn. Đó cũng là một cách tiếp cận để bạn có thể hiểu hơn về những thứ khiến bé cảm thấy khó chịu và dẫn đến những hành vi sai trái. Và khi đã biết được nguyên nhân từ trẻ và chính bản thân bạn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình.
Không làm quá mọi việc lên
Không phải bất cứ hành động nào của trẻ đều đáng bị khiển trách. Thực tế những hành động như anh chị em trong nhà thường trêu đùa lẫn nhau, gây rối và thậm chí đánh nhau… có thể được coi là hành vi bình thường. Vì thế bạn nên hiểu cho trẻ và không nên đánh giá và la mắng con.
Lập danh sách những việc được phép làm
Danh sách này sẽ giúp tránh được việc phát sinh bất đồng ý kiến giữa cha mẹ và con cái, hạn chế xung đột.
Thông cảm và thấu hiểu trẻ nhiều hơn
Hiểu được trẻ nhỏ qua các giai đoạn khác nhau sẽ có những thay đổi trong hành vi, ứng xử, lời nói sẽ giúp bố mẹ tìm cách đối thoại phù hợp với con.
Kiểm tra lại vấn đề từ phía cha mẹ
Đôi khi cha mẹ lớn tiếng không phải vì lỗi của con cái mà do đang muốn xả bực bội chuyện gì đó.
Điều chỉnh kì vọng của bản thân
Một phần của lý do mà các bà mẹ thường hét lên đối với con của mình là vì hy vọng của họ cao hơn so với thực tế từ đó đòi hỏi, thất vọng và bắt đầu la hét trẻ. Dó đó, cách tốt nhất là điều chỉnh lại sự mong đợi của mình và dạy bé từ từ.
Cũng nên bình tĩnh tự vấn xem liệu việc bạn la hét có bắt nguồn từ trẻ không hay đến từ chính bản thân bạn. Việc bản thân bạn ngủ không đủ giấc, hay bạn không được đánh giá cao tại công ty, áp lực trong công việc,… cũng có thể là một trong những lý do khiến bạn tức giận và la hét với trẻ khi ở nhà.
Trên đây là trường hợp cụ thể và cách để cha mẹ kiềm chế cơn giận với con hiệu quả.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!