Mẹ bầu ăn khoai lang như thế nào mới tốt cho cả mẹ lẫn con? Sau đây là những điều tuyệt vời mẹ sẽ nhận được khi ăn khoai lang lúc mang thai.
Khi mang thai, mẹ không chỉ cần quan tâm đến lối sống lành mạnh, mà còn phải ăn uống điều độ để có đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển tốt. Trong các loại thực phẩm mẹ có thể ăn trong thai kỳ, khoai lang là loại củ bổ dưỡng không thể thiếu. Cùng khám phá những điều tuyệt vời từ loại củ thơm ngọt này nhé.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang rất giàu dinh dưỡng, toàn là những chất cơ thể chúng ta cần. Ngoài thành phần chủ yếu là tinh bột, khoai lang là nguồn axit amin, chất xơ, beta carotene, các loại vitamin B, C, cùng hàng loạt khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm, phốt pho, natri, kali, magie… Đặc biệt khoai lang không hề chứa cholesterol.
Nhưng nhìn chung, khoai lang chứa nhiều chất an toàn cho mẹ bầu. Cách ăn an toàn nhất là hấp, nướng hoặc làm bánh. Tuyệt đối không được ăn khoai lang sống hoặc chưa chín hẳn vì nó sẽ dẫn đến khó tiêu.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu ăn khoai lang quá nhiều?
Cái gì nhiều quá đều không tốt, nhất là trong chuyện ăn uống. Khoai lang cũng không ngoại lệ, nếu mẹ ăn nhiều quá sẽ dẫn đến những bất lợi sau:
Ăn nhiều khoai lang có thể khiến mẹ bị vàng da, tổn thương gan, thai nhi bị khiếm khuyết về thể chất. Trường hợp nặng có thể gây ra sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Trong khoai lang có nhiều oxalat, chất gây bệnh sỏi thận.
Khoai lang chứa nhiều đường manitol có thể gây đau dạ dày với những mẹ có dạ dày mẫn cảm hay viêm dạ dày mạn tính. Ngoài ra, mẹ còn bị đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nếu tiêu thụ quá nhiều.
6 lợi ích sức khỏe từ khoai lang
Táo bón là vấn đề oái oăm mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải. Nhưng khi ăn khoai lang, mẹ sẽ không phải đau đầu vì táo bón nữa. Vì lượng chất xơ dồi dào cùng các axit amin có trong khoai lang đã củng cố hệ tiêu hóa, giúp mẹ nhuận trường hơn.
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ giảm đi, làm tăng nguy cơ bị cảm cúm khi trái gió trở trời. Vitamin C có trong khoai lang sẽ giúp hệ miễn dịch nhạy bén hơn trước các tác nhân gây bệnh.
Đồng thời, beta carotene sau khi được chuyển hóa thành vitamin A còn có khả năng sản sinh nhiều tế bào bạch cầu hơn, nhờ đó mẹ sẽ ít bị bệnh lúc mang thai hơn.
Khoai lang giàu tinh bột kháng, chuyển hóa chậm hơn, do đó không làm tăng đường huyết. Ăn khoai lang có chừng mực sẽ giúp mẹ phòng tránh căn bệnh tiền sản nguy hiểm này.
-
Giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén
Vitamin B6 trong khoai lang sẽ làm dịu đi cảm giác khó chịu do ốm nghén. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ hình thành não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi.
-
Ổn định cân nặng khi mang thai
Khoai lang là loại carb tốt, giúp chắc bụng no lâu. Ăn khoai lang giúp mẹ bớt cảm giác thèm ăn vặt, nhờ đó hạn chế được tình trạng tăng cân quá đà khi mang thai.
Là loại rau củ giàu choline, khoai lang giúp phát triển trí não thai nhi, đặc biệt là phần não quản lý khả năng ghi nhớ và tiếp thu. Ngoài ra, choline còn có vai trò hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi.
Thời điểm lý tưởng để mẹ bầu ăn khoai lang
Nếu thích món này, mẹ bầu có thể ăn mỗi ngày một củ vào buổi sáng hoặc trưa. Vì hàm lượng chất có trong khoai lang cần 4 đến 5 giờ để tiêu hóa hoàn toàn. Mẹ nên tránh ăn vào buổi tối để không bị đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tuy khoai lang giàu dinh dưỡng nhưng dù thích đến mấy, mẹ cũng cần ăn thêm các loại rau củ khác, càng nhiều màu sắc càng tốt để cơ thể hấp thu đủ nhóm chất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!