Mẹ bầu 2 tháng cuối không tăng cân có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào cân nặng của thai nhi. Nếu bé vẫn phát triển tốt, mẹ không cần quá lo lắng.
Mức độ tăng cân thông thường của mẹ bầu trong những tháng cuối
Tăng cân khi mang thai luôn là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Trong khi một số mẹ “hoảng hốt” khi thấy mình tăng quá nhiều thì ngược lại cũng có mẹ đứng ngồi không yên khi thấy cân nặng của mình không nhúc nhích, đặc biệt là ở giai đoạn tăng tốc của 2 tháng cuối.
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ cho biết, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích việc tăng cân nhiều khi mang thai. Cụ thể, trong thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 10-12kg là hợp lý, với 3 tháng cuối thì mỗi tuần mẹ có thể tăng thêm khoảng 0,5kg.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên chỉ quan tâm đến chỉ số cân nặng của cơ thể mà cần chú ý đến cả chỉ số bề cao tử cung, cân nặng và biểu đồ tăng trưởng của thai nhi.
Những chỉ số này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được sự chuyển hóa dinh dưỡng từ mẹ sang bé thông qua bánh nhau là tốt hay kém – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Với lời khuyên như trên của các bác sĩ, nếu cân nặng mẹ bầu không tăng nhưng chỉ số siêu âm cho thấy thai nhi vẫn phát triển tốt, thai nhi tăng cân đủ chuẩn thì mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Mẹ bầu 2 tháng cuối không tăng cân – Thai nhi cũng tăng cân ít mới nguy hiểm
Vấn đề không tăng cân của mẹ bầu sẽ trở nên nghiêm trọng khi cân nặng của thai nhi cũng bị chững lại hoặc cách mức độ cân nặng chuẩn quá nhiều.
Mẹ bầu không tăng cân 2 tháng cuối (thai nhi cũng chậm phát triển) sẽ có ảnh hưởng nhất định đến em bé như:
- Không đảm bảo đủ năng lượng cho thai nhi phát triển: Việc này sẽ khiến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các dị tật bẩm sinh
- Giảm chức năng não của bé: Chế độ ăn uống thiếu hụt các loại vitamin có liên quan đến chứng thiếu máu khi mang thai. Việc thiếu máu ở mẹ bầu sẽ gây giảm chức năng não của bé
- Chuyển dạ sớm: Bên cạnh đó, việc mang thai không tăng cân hoặc mang thai tăng cân ít trong thai kỳ sẽ khiến mẹ đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm và bé sinh ra nhẹ cân. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp, … sau này
Mẹ bầu ít tăng cân, thai nhi nhẹ cân, mẹ nên làm thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, thai nhi được cung cấp chất dinh dưỡng từ ba nguồn: khẩu phần ăn của người mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Vì vậy, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Ngay sau khi được bác sĩ chẩn đoán là mẹ bầu không tăng cân, đồng thời thai nhi cũng có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ bầu cần tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé.
Để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi sinh ra không bị nhẹ cân và mẹ tăng cân vừa phải, mẹ bầu phải có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng khoa học.
Một số quy tắc giúp mẹ và thai nhi đạt cân nặng đủ chuẩn
- Thai phụ cũng cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng cân hợp lý
- Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ngày
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ
- Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên cao hơn so với thường ngày. Nên thêm thịt bò vào thực đơn dinh dưỡng vì thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, cholin… cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi
- Ăn 2-3 bữa cá/tuần cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch của bà mẹ đồng thời cũng tốt cho em bé
Nếu thai nhi vẫn nhẹ cân, mẹ cần tư vấn với bác sĩ để có hướng cải thiện cần thiết và phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!