Đau mông trái khi mang thai có phải dấu hiệu nguy hiểm? Làm gì để giảm đau hiệu quả?

Theo thống kê, cứ 5 người mang thai, có 1 người bị đau cơ mông trái. Nguyên nhân là do trọng lượng của thai nhi cũng như những chuyển động của bé. Điều này gây áp lực lên vùng chậu và tạo nên những cơn đau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau cơ mông trái trong quá trình mang thai có nguy hiểm không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi cơ thể xuất hiện những cơn đau bất chợt. Mẹ đừng vội lo lắng, hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân đau mông khi mang bầu nhé!

  • Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mông trái
  • Tình trạng đau mông trái khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mông trái

Đau mông bên trái khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp của thai phụ trong tháng đầu và cuối thai kỳ. Ở những tháng đầu với sự xuất hiện của các hormone và cơ thể mẹ bầu phải dần quen với những thay đổi dẫn đến tình trạng đau nhức ở một số bộ phận. Tương tự, vào những tháng cuối khi trọng lượng túi ối ngày một lớn cùng với sự phát triển của thai nhi sẽ tạo sức ép lên xương chậu và mông.

Đồng thời, hormone ralaxin do cơ thể người phụ nữ sản sinh ra trong quá trình mang thai, có vai trò giúp giãn nở tử cung và niêm mạc ngăn ngừa các cơn co thắt. Bên cạnh đó, hormone này còn nới lỏng các khớp, giãn dây chằng chậu khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây nên các cơn đau mông và hông.

Mẹ có thể quan tâm:

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để nhanh hết: Giải đáp từ bác sĩ

Tiết lộ lý do khiến bà bầu hay bị nhức mỏi toàn thân và cách giúp mẹ hết khó chịu!

Đau mông trái khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất là do những thay đổi của cơ thể trong thai khiến vùng mông bị đau. Ngoài ra, các bệnh lý cũng gây ra tình trạng này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị phình to và sưng ở hậu môn hoặc trực tràng. So với người bình thường, bà bầu dễ bị trĩ hơn. Nguyên nhân là do tử cung ngày một lớn. Nó sẽ tạo thêm áp lực lên hậu môn và trực tràng. Khi bà bầu đứng lâu, tình trạng đau mông trái càng nghiêm trọng.

Bệnh trĩ khiến mẹ bầu bị đau cơ mông

Co thắt tử cung

Tùy vào cơ địa, mỗi sản phụ sẽ có những cơn đau chuyển dạ khác nhau. Một số mẹ bị co thắt ở bụng và lưng. Thậm chí, nó có thể lan đến vùng mông khiến mẹ bầu cảm thấy đau căng, đau liên tục, đau nhói. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Đau mông trái khi mang thai do đau đai hông trái

Theo thống kê, cứ 5 người mang thai, có 1 người bị đau đai hông. Nguyên nhân là do trọng lượng của thai nhi cũng như những chuyển động của bé. Điều này gây áp lực lên vùng chậu và tạo nên những cơn đau.

Cơn đau đai hông trái có khả năng lan xuống vùng mông. Các mẹ sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc phát ra tiếng trong vùng chậu. Khi di chuyển, cơn đau sẽ tăng lên. Mặc dù cơn đau làm bạn khó chịu nhưng nó không gây hại cho thai nhi. Mẹ không cần quá lo lắng.

Đau thần kinh tọa

Tình trạng đau thần kinh tọa diễn ra khi có áp lực đè lên dây thần kinh hông và chạy từ mông xuống chân. Khi mẹ mang thai, dây thần kinh có thể bị kích thích hoặc viêm. Khi tử cung càng lớn cũng gây thêm áp lực lên dây thần kinh. Ngoài đau cơ mông trái, mẹ bầu còn cảm thấy lưng bị nóng rát. Thậm chí, một số chị em còn bị đau xuống tới chân.

Tình trạng đau mông trái khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị đau 1 bên mông khi mang thai là triệu chứng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé song nó vẫn làm cho mẹ khó chịu, gây cản trở cho các hoạt động hằng ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu chị em bị đau cơ mông kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám:

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám

  • Đau nhiều đến mức khiến bạn rất mệt mỏi, có cảm giác như bị bệnh
  • Mông bị đau kèm theo chảy dịch âm đạo hoặc rỉ nước tiểu
  • Tiêu/tiểu không tự chủ
  • Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Khi bị đau cơ mông trái, mẹ bầu nên xử lý ra sao?

Điều trị nội khoa

Khi cơn đau quá nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Có khoảng 14% phụ nữ mang thai phải uống thuốc giảm đau nhóm opioid để điều trị tình trạng đau cơ mông trái. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn sẽ dùng thuốc này trong một tuần hoặc ít hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu sau khi dùng thuốc, mẹ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau. Song việc này cũng cần hạn chế để tránh khả năng ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Mẹ có thể quan tâm:

Đau xương mu khi mang bầu: Mẹ bầu cần làm gì để hết khó chịu vì những cơn đau này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 6 tháng bị đau lưng có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Mẹo giúp làm thuyên giảm các cơn đau mông do bệnh trĩ

Mẹ có thể áp dụng các mẹo giúp giảm đau tại nhà

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Sử dụng nước cây phỉ để nhỏ vài giọt vào băng vệ sinh và mang băng hàng ngày để giảm viêm
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh gây áp lực lên hậu môn
  • Nằm nghiêng để giúp giảm áp lực
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để giảm nguy cơ táo bón, giúp bạn đi tiêu dễ hơn
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn hằng ngày
  • Xin ý kiến bác sĩ về loại kem hoặc chất làm mềm phân để giảm đau

Điều trị đau vùng chậu

  • Mang đai chậu hỗ trợ để làm giảm áp lực lên vùng lưng dưới và vùng chậu
  • Tránh thực hiện những hoạt động mạnh khiến cơn đau nghiêm trọng hơn
  • Tắm nước ấm để làm dịu cơ bị căng
  • Đặt một cái gối dưới lưng và giữa hai chân khi ngủ để giúp cải thiện tư thế ngủ
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ về việc chườm nóng và lạnh
  • Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc chườm nóng/lạnh

Kết

Tình trạng mang thai bị đau mông trái sẽ hết sau khi sinh. Song một số chị em có nguy cơ tiếp tục bị bệnh trĩ. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp giảm tần suất đau mông.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ