Mang thai tháng thứ 5 là giai đoạn này bé lại có những bước phát triển mới. Các bộ phận của trẻ đã bắt đầu phát triển rõ rệt, mí mắt của bé vẫn còn nhắm nhưng đã có thể phân biệt sáng tối. Bên cạnh việc bé ngày càng lớn thì bụng của mẹ cũng dần lộ rõ hơn, mẹ thèm ăn hơn nhưng đồng thời cũng gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, tiêu chảy, táo bón,…Và còn một số thay đổi trên cơ thể mẹ bầu cần biết để cẩn thận hơn:
- Những xét nghiệm cần làm
- Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 5?
- Những vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 5
Những xét nghiệm cần làm
Trong tháng thứ 5 này, khi đi khám thai, mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra bao gồm như sau:
- Cân nặng của mẹ bầu.
- Đo huyết áp cho mẹ.
- Kiểm tra lượng đường trong máu và hiện tượng dư đạm trong nước tiểu.
- Nghe tim thai của bé.
- Kiểm tra kích thước của tử cung và đo bề cao tử cung.
- Xem xét các hiện tượng phù nề của tay chân và hiện tượng giãn tĩnh mạch tại gót chân.
- Giải đáp các thắc mắc của mẹ bầu về những hiện tượng bất thường hoặc mẹ cảm thấy lo lắng.
Mẹ đã biết chưa?
Ảnh: Mang thai tháng thứ 5, bé của mẹ trông như thế nào?
Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 5?
Các mẹ sẽ thấy mình có một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây xuất hiện đồng thời. Một vài hiện tượng vẫn tiếp tục kéo dài từ những tháng bầu bí trước đó. Ngoài ra ở một số mẹ lại xuất hiện thêm các hiện tượng khó chịu khác kèm theo như:
Mẹ có thể quan tâm:
Các triệu chứng điển hình mà mẹ bầu tháng thứ 5 gặp phải
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 – mẹ bầu có cần lo lắng?
Thay đổi thể chất khi mang thai tháng thứ 5:
- Bắt đầu cảm nhận được thai nhi máy nhiều hơn.
- Ra nhiều khí hư.
- Vẫn có thể bị táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi và ợ nhiều.
- Thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và thậm chí là bị ngất.
- Hay nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai.
- Chảy máu chân răng những lúc đánh răng.
- Nhanh đói
- Bắt đầu xuất hiện hiện tượng chuột rút.
- Có hiện tượng phù ở chân, tay và mặt.
- Mạch đập nhanh.
- Ham muốn về quan hệ tình dục thay đổi (một số có nhu cầu nhiều hơn, một số ít hầu như không muốn làm điều này): Quan hệ vợ chồng khi mang thai tháng thứ 5 vẫn an toàn nếu mẹ thoải mái, có sức khỏe tốt.
- Đau lưng
- Vùng da bụng và da mặt có hiện tượng sẫm màu hoặc sạm đi.
- Đau vùng kín khi mang thai tháng thứ 5.
Về mặt cảm xúc:
- Đã hoàn toàn thích nghi với tình trạng mang bầu.
- Tâm trạng thất thường có xu hướng giảm rõ rệt nhưng đôi khi vẫn nhạy cảm vì những chuyện không đâu.
Ảnh: Mang thai tháng thứ 5
Những vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 5
1. Tình trạng mệt mỏi
Nhiều mẹ thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và sức lực kiệt quệ dù chỉ là làm các công việc nhà hoặc tập thể dục. Để giảm bớt điều này, mẹ bầu cần lưu ý:
- Chịu khó nghỉ ngơi thật nhiều.
- Chọn tư thế nằm và ngồi cho thích hợp.
- Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
- Khi làm việc, cần xen kẽ giữa nghỉ giải lao chứ không nên làm liên tục quá 20-30 phút.
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và phòng tránh mệt mỏi hiệu quả.
Mẹ bầu tháng thứ 5 vẫn nghén có sao không?
Đa số các mẹ mang thai đều trải qua hiện tượng ốm nghén và phần lớn chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi bước sang tháng thứ 4, tình trạng nghén sẽ giảm dần. Tuy nhiên có những người phụ nữ có phản ứng quá mạnh với nội tiết tố nhau thai (HCG) thì sẽ nghén dài hơn, có mẹ còn nghén từ đầu thai khi cho đến khi sinh xong mới hết.
Nếu mẹ mang thai tháng thứ 5 vẫn bị nôn thì cần theo dõi cẩn thận. Nếu tình hình không thuyên giảm thì các bà mẹ cần nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế, thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.
2. Hiện tượng đau đầu, thậm chí là ngất khi mang thai tháng thứ 5
Bước sang tháng thứ 5, lượng máu được sản sinh nhiều để nuôi thai nhi. Thêm vào đó, kích thước tử cung lớn dần sẽ đè lên động mạch chủ của cơ thể. Những khi mẹ bầu thay đổi tư thế, sự tuần hoàn của máu bị thay đổi khiến cho huyết áp mẹ bầu giảm thấp. Chính vì thế mà các mẹ dễ bị đau đầu hay chóng mặt, ngất vào tháng này nhiều hơn.
Gợi ý giúp mẹ bầu xử lý vấn đề đau đầu:
- Để tránh hạ huyết áp, mẹ nhớ thay đổi từ tư thế này sang tư thế khác một cách chậm rãi, từ từ.
- Đảm bảo tất cả các bữa ăn đều phải có protein để không bị hạ đường huyết. Bữa chính với protein như thịt, cá; bữa phụ nên có sữa hoặc sữa chua, phô mai, trứng luộc.
- Luôn đảm bảo có đồ ăn nhẹ ngay trong túi vì trong tháng này các mẹ nhanh đói nên rất dễ hạ đường huyết.
- Tránh ở lâu tại những nơi nóng bức, đông đúc.
- Nếu có cảm giác sây sẩm như sắp ngất hãy nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngay lập tức. Nếu không có chỗ để nằm thì cố gắng ngồi và cúi đầu xuống thật thấp cho đến khi cảm thấy đỡ.
- Nếu đau đầu quá thường xuyên và ngất nhiều lần thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân vì rất có thể mẹ bầu đang bị thiếu máu trầm trọng.
Ảnh: Mang thai tháng thứ 5
3. Tư thế ngủ thích hợp khi mang thai tháng thứ 5
Giờ đây, bụng mẹ bầu đã lớn và nặng nề hơn trước khá nhiều. Tư thế nằm ngửa hay nằm sấp hoàn toàn không còn thích hợp với thai nhi lúc này nữa.
Mẹ có thể quan tâm:
Mang bầu tháng thứ 5 cơ thể mẹ và bé sẽ xuất hiện những thay đổi này!
Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5, những biểu hiện rõ rệt mẹ bầu nên cảnh giác
Tư thế nằm ngửa không tốt cho mẹ và bé vì có thể khiến:
- Mẹ bầu bị đau lưng và đầy bụng, khó tiêu.
- Khó thở và hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, khiến cho mẹ bầu có thể bị hạ huyết áp.
Tư thế ngủ tốt nhất từ tháng thứ 5 trở đi dành cho các mẹ là nằm nghiêng bên trái. Mẹ hãy để thêm một chiếc gối nhỏ kê dưới chân hoặc tham khảo các loại gối bầu để thoải mái hơn khi ngủ.
4. Hiện tượng đau lưng vào tháng thứ 5 của thai kỳ
Việc thay đổi kích thước của tử cung ngày càng lớn hơn khiến cho hình dáng xương cơ thể mẹ bị cong để đảm bảo được khả năng giữ thăng bằng. Các cơ lưng căng ra do bị kéo giữ liên tục. Vì thế mà các mẹ cảm thấy đau lưng nhiều vào tháng này.
10 cách dưới đây có thể giúp mẹ giảm thiểu tình trạng đau lưng khi mang thai
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể
- Đi giầy đế thấp và thoải mái
- Tập tư thế bê vật nặng hoặc bế bé lớn đúng cách. Tuyệt đối không cúi người xuống bê đồ trực tiếp lên.
- Tránh đứng quá lâu tại một chỗ.
- Khi phải ngồi làm việc, hãy chú ý đến tư thế ngồi phù hợp với mẹ bầu.
- Lựa chọn đệm ngủ loại không quá cứng cũng không quá mềm.
- Hạn chế căng thẳng và nghỉ ngơi thật nhiều.
- Không kiễng chân với lấy đồ.
- Nếu quá đau lưng có thể sử dụng túi chườm hoặc áo nịt đỡ bụng cho mẹ bầu.
Ảnh: Nguy cơ sảy thai vẫn có thể xảy ra khi mang thai tháng thứ 5
5. Sảy thai ở tháng thứ 5
Hiện tượng sảy thai xuất hiện nhiều vào 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai. Tuy vậy một số mẹ cũng có thể gặp vấn đề này từ tuần thứ 12-20.
Nguyên nhân sảy thai ở tháng này có thể do những bất thường của thai nhi hoặc sức khỏe của người mẹ. Dấu hiệu cho thấy mẹ bị sảy thai vào tháng thứ 5 như:
- Xuất hiện dịch màu hồng ở âm đạo trong 3-4 ngày cùng với đó là dịch nhấy màu nâu như kinh nguyệt ngày cuối.
- Sau đó mới ra máu nhiều và bị sảy thai hoàn toàn.
Do đó, nếu xuất hiện dịch nhầy màu hồng hoặc nâu thì mẹ nên đi khám ngay lập tức vì có thể sẽ ngăn ngừa được nguy cơ sảy thai nếu chưa quá muộn.
Mẹ đã biết chưa?
6. Làn da trở nên sạm hơn
Da đen sạm ở cổ, mặt, đầu ti, nách là hiện tượng bình thường sẽ xuất hiện vào tháng này. Mẹ bầu không cần quá lo lắng. Sau sinh, điều này sẽ dần dần biến mất. Do đó, để tự tin hơn với da dẻ thời kỳ này, mẹ bầu chỉ cần lưu ý:
- Bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.
- Có thể trang điểm nhẹ để che các vết sạm không mong muốn.
- Hạn chế đứng dưới nắng quá lâu.
- Ăn thật nhiều rau và hoa quả giàu axit folic, cam và các loại ngũ cốc.
Ảnh: Mang thai tháng thứ 5
7. Vấn đề về răng miệng khi mang thai tháng thứ 5
Nhiều mẹ bầu có hiện tượng chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng. Lợi sưng và dễ sâu răng hơn. Do đó các mẹ cần lưu ý những điều sau về chăm sóc răng miệng khi mang thai như:
- Nếu răng sâu hãy đi chữa trị ngay lập tức. Thuốc tê không hề ảnh hưởng tới thai nhi nên mẹ không cần quá lo lắng.
- Nên đi khám răng ít nhất 2 lần trong suốt 9 tháng mang thai.
- Hạn chế ăn đồ ngọt.
- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng hàng ngày.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C để giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng.
8. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 5
Tháng thứ 5 của thai kỳ mẹ sẽ cảm thấy thoải mái khi các triệu chứng khó chịu của việc mang thai biến mất. Cũng chính vì vậy, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để không bị tăng cân đột ngột dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 cần có: Trái cây và rau xanh, thực phẩm chứa nhiều protein, thực phẩm giàu tinh bột, sữa, thịt gà , cá, các loại ngũ cốc, các loại đậu.
Ngoài các vấn đề nói trên, mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 đừng quên tập thể dục hoặc hoạt động thể chất thường xuyên để cơ thể sẵn sàng cho thời điểm sinh đẻ sau này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!