Hành trình mang thai chưa bao giờ dễ dàng với mẹ bầu. Mang thai đôi sau sinh mổ lại càng khó khăn và nhiều rủi ro hơn. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên làm gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Áp lực của mẹ bầu khi mang thai đôi sau sinh mổ
Thời gian “lý tưởng” giữa hai lần mang thai
Sau sinh mổ, phụ nữ cần thời gian để phục hồi thể lực và làm lành các vết khâu. Thời gian này không tuân theo bất cứ tiêu chuẩn nào. Tùy vào cơ địa và điều kiện của mỗi người, thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian được xem là “lý tưởng” để sẵn sàng cho hành trình mang thai sau sinh mổ là 2 năm.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mang thai sớm hơn, mẹ bầu nên khám thai đều đặn để có thể can thiệp kịp thời.
Mang thai đôi có gì đặc biệt?
Lượng calo thêm cần thiết mỗi ngày tối thiểu 600 calo
Mỗi em bé trong bụng cần được nạp vào ít nhất 300 calo. Nếu mang thai đôi, mẹ bầu phải nạp thêm vào cơ thể ít nhất 600 calo so với khi chưa mang thai. Cuối thai kỳ, mẹ bầu bình thường sẽ tăng thêm từ 4,5 – 7 kg. Do đó, nếu mang thai đôi, mẹ cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo đủ cho “hai bé” phát triển tốt.
Tăng nguy cơ mắc phải một số biến chứng trong thai kỳ
Sinh non là biến chứng thường gặp của việc mang thai đôi. Song song đó, nguy cơ tiền sản giật, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng tăng cao hơn,
Biểu hiện mang thai và ốm nghén nặng hơn
Mang thai đôi sẽ khiến mẹ bầu ốm nghén nặng hơn so với những mẹ bầu bình thường khác. Có thể dễ dàng nhận thấy mẹ khó ăn uống, hay nôn và khó chịu hơn những mẹ bầu bình thường. Thời gian bắt đầu ốm nghén cũng xuất hiện sớm hơn, không đợi đến tuần thứ 6 mới xuất hiện như đơn thai.
Mẹ bầu làm gì cũng khó khăn hơn người khác
Khi có thai, phụ nữ tăng cân và “xổ bụng” là chuyện rất đỗi bình thường. Với mẹ bầu mang thai đôi, những điều ấy được “gấp đôi” lên. Cân tăng nhiều hơn. Bụng to hơn. Tim đập nhanh hơn. Di chuyển chậm chạp và nặng nề hơn nhiều. Cúi người, đi bộ hay bất cứ hoạt động nào cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Để có thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai đôi sau sinh mổ sẽ đối diện nguy cơ gì?
Rạn nứt vết mổ là khả năng đầu tiên xảy ra. Thai đôi khiến tử cung to nhanh hơn, nguy cơ rạn nứt vết mổ càng cao. Vết mổ bị rạn nứt sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non. Thậm chí, song thai 1 buồng ối còn có nguy cơ về hội chứng truyền máu song thai.
Mang thai đôi sau sinh mổ quá sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Mẹ không khỏe mạnh, tinh thần áp lực sẽ khiến thai nhi không khỏe mạnh. Sinh non, bé nhẹ ký, vàng da, kém phát triển, …. là những hậu quả không hay kéo theo.
Những lưu ý cho mẹ mang thai đôi sau sinh mổ
Theo dõi chặt chẽ
Mang thai đôi vốn khá nguy hiểm. Việc mang thai đôi sau sinh mổ càng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Vì thế, mẹ bầu cần được chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận.
Ngay khi biết được mình mang thai đôi, mẹ nên có chế độ chăm sóc bản thân đặc biệt. Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám, siêu âm định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có bất cứ biểu hiện gì không tốt, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để có thể can thiệp kịp thời.
Có kế hoạch đề phòng
Bạn sẽ sinh ở đâu? Vào khoảng thời gian nào? Phương tiện di chuyển đến bệnh viện đó là gì? Nếu sinh mổ lần 2, bạn sẽ chuẩn bị những gì? … Rất nhiều vấn đề cần được mẹ bầu liệt kê và lựa chọn phương án tốt nhất trong nhiều phương án có thể nghĩ ra.
Nhân lúc còn rảnh rỗi trong thời gian mang bầu, mẹ hãy ngồi bình tĩnh lên kế hoạch đề phòng nhé. Kế hoạch chỉ là kế hoạch, tất nhiên không thể nào đúng hoàn hảo hay nằm trong dự đoán. Nhưng nếu có phương án đề phòng, mẹ sẽ bình tĩnh và an tâm hơn rất nhiều.
Dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi
Việc mang thai khiến mẹ bầu mất nhiều sức lực và ảnh hưởng tinh thần. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, lao động năng và quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu là hai việc mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa.
Chúc mẹ sẽ có nhiều trải nghiệm với hành trình mang thai đôi sau sinh mổ nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!