X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng khi nào là tốt cho mẹ và bé?

Mất 6 phút để đọc
Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng khi nào là tốt cho mẹ và bé?Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng khi nào là tốt cho mẹ và bé?

Đối với một số người, trứng ngỗng có vị hơi tanh. Đồng thời, đặc tính của trứng ngỗng cũng dễ gây khó tiêu, dễ gâu đầy hơi, chướng bụng. Do đó, để an toàn, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sau tam ca nguyệt thứ nhất.

Mang thai ăn trứng ngỗng khi nào và bao nhiêu để tốt cho mẹ và giúp bé thông minh? Đây là thắc mắc của khá nhiều bà mẹ khi nghe quan niệm truyền thống về lợi ích của việc ăn trứng ngỗng. Thực hư của quan niệm này là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này mẹ nhé.

Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam. Một quả trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng ngỗng gồm:

  • 13 g protein;
  • 14,2 g lipit;
  • 360 mcg vitamin A;
  • 71 mg canxi;
  • 210 mg phốt pho;
  • 3,2 mg sắt;
  • 0,15 mg vitamin B1;
  • 0,3 mg vitamin B2;
  • 0,1 mg vitamin PP…

mang-thai-an-trung-ngong-khi-nao

Mang thai ăn trứng ngỗng khi nào và nên có những lưu ý gì?

Đối với một số người, trứng ngỗng có vị hơi tanh. Đồng thời, đặc tính của trứng ngỗng cũng dễ gây khó tiêu, dễ gâu đầy hơi, chướng bụng. Do đó, để an toàn, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sau tam ca nguyệt thứ nhất.

Vì ba tháng đầu mẹ sẽ khá nhạy cảm và thường ốm nghén nên tránh những thực phẩm lạ. Những lưu ý khi ăn trứng ngỗng:

  • Trứng ngỗng thực chất chứa nhiều cholesterol và giàu lipid không có lợi cho sức khỏe thai phụ và em bé trong bụng. Nếu lạm dụng, phụ nữ mang thai có thể bị béo phì và cholesterol máu cao. Ngoài ra, nguy cơ bị xơ vữa động mạnh và bệnh tim mạch cũng cao hơn.
  • Chỉ nên ăn trứng ngỗng 1 – 2 lần/tuần, tương đương với 3 – 4 quả trứng gà.
  • Không nên ăn trứng hồng đào mà nên chế biến chín. Rửa sạch trước khi chế biến trứng.
  • Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và các loại thịt, cá để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

mang-thai-an-trung-ngong-khi-nao

Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng có giúp con thông minh hơn?

Quan niệm dân gian tin rằng phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé khi sinh ra thông minh. Hơn thế nữa, người xưa tin rằng phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp xua đuổi tà ma. Và cho tới hiện nay, đây chỉ là những niềm tin vô căn cứ và không có cơ sở khoa học.

Ngoài ra, so sánh giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng cũng kém xa trứng gà. Cụ thể, hàm lượng protein trứng ngỗng 13,5%,  thấp hơn trứng gà toàn phần là 14,8%. Vitamin A trứng ngỗng 0,33mg%, chỉ bằng một nửa so với trứng gà.

Vì thế, dẫu biết là mẹ luôn muốn mọi điều tốt nhất cho con. Nhưng đừng ép bản thân ăn đến phát sợ và gây hại ngược lại cho bản thân nếu mẹ không thích thực phẩm này.

Mẹ chỉ nên xem đây là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.

Trí thông minh của bé không phụ thuộc vào phụ nữ khi mang thai ăn trứng ngỗng khi nào và ăn bao nhiêu, nhưng dựa vào những yếu tố sau:

  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ
  • Bổ sung sắt/ acid folíc trước và trong thời gian mang thai
  • Yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục…

Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng khi nào là tốt cho mẹ và bé?

Gợi ý 3 món ăn cho phụ nữ mang thai ăn với trứng ngỗng

1. Trứng ngỗng chiên với nấm

Nguyên liệu

  • 200gr nấm mỡ, hoặc nấm đùi gà
  • 1 quả trứng ngỗng
  • 100gr thịt bò băm nhỏ
  • Mắm, muối, tiêu, dầu ăn, hành băm

Cách làm

  • Đập trứng ngỗng vào bát, cho hạt nêm, bột ngọt, và đánh tan.
  • Ngâm nấm trong nước muối loãng  khoảng 15 phút sau đó rửa sạch và cắt bớt phần gốc, thái miếng mỏng hoặc băm nhỏ
  • Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dấu ăn vào chảo đun nóng, cho hành tỏi phi thơm. Sau đó cho nấm vào xào khoảng 2 phút rồi trút ra đĩa.
  • Tiếp tục phi thơm hành, cho thịt bò băm nhỏ vào xào chín cho ra bát.
  • Cho dầu ăn vào chảo đợi dầu sôi, đổ trứng ngỗng vào chảo, tiếp đó rắc nấm lên trên khi mặt trứng còn ướt, đậy vung lại cho trứng chín
  • Trứng ngỗng chín, rắc hành lên trên rồi tắt bếp. Xúc trứng ra đĩa, xúc thịt bò bày lên trên.

2. Trứng ngỗng đúc thịt

Nguyên liệu:

  • 1 quả trứng ngỗng
  • 200g thịt heo
  • Gia vị đầy đủ

Cách làm:

  • Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ. Đem thịt trộn chung với trứng, đánh đều, thêm một chút hạt nêm, mắm muối.
  • Sau đó hấp cách thủy 30 phút tới khi chín thì thêm hành lá lên trên trứng. Món này ăn nóng cho đỡ tanh nhé.

mang-thai-an-trung-ngong-khi-nao

3. Trứng ngỗng lá hẹ

Nguyên liệu:

  • Trứng ngỗng: 1 quả
  • Lá hẹ: 100g
  • Gia vị vừa đủ

Cách làm:

  • Trứng ngỗng đập vào bát, đánh tan. Lá hẹ rửa sạch, cắt bỏ gốc, thái nhỏ rồi cho vào đánh đều với trứng.
  • Đặt chảo lên bếp, đợi nóng thì đổ dầu, khi nóng dầu cho trứng vào tráng chín. Ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn các mẹ nhé.

Dinh dưỡng trong thai kỳ cực kỳ quan trọng cho sức khoẻ của mẹ và bé. Vì thế, thay vì quan tâm mang thai ăn trứng ngỗng khi nào và bao nhiêu để bé thông minh, thì mẹ hãy chú trọng việc cân bằng chế độ ăn. Đồng thời, luôn giữ tinh thần sảng khoái lạc quan và vận động thường xuyên cũng rất tốt cho hai mẹ con. 

Xem thêm:

  • 4 món ăn hương vị Á ngon tuyệt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
  • #Bảovệthiênthần – Hành động nhỏ – Chống họa sảy thai
  • 6 loại thực phẩm mẹ bầu cần tuyệt đối tránh ăn trong thai kỳ

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng khi nào là tốt cho mẹ và bé?
Chia sẻ:
  • Hướng dẫn mẹ bầu ăn trứng ngỗng "chuẩn" cách để giúp thai nhi phát triển tốt

    Hướng dẫn mẹ bầu ăn trứng ngỗng "chuẩn" cách để giúp thai nhi phát triển tốt

  • Mang thai ăn trứng bắc thảo được không?

    Mang thai ăn trứng bắc thảo được không?

app info
get app banner
  • Hướng dẫn mẹ bầu ăn trứng ngỗng "chuẩn" cách để giúp thai nhi phát triển tốt

    Hướng dẫn mẹ bầu ăn trứng ngỗng "chuẩn" cách để giúp thai nhi phát triển tốt

  • Mang thai ăn trứng bắc thảo được không?

    Mang thai ăn trứng bắc thảo được không?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn