Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường là thắc mắc chung của nhiều người? Ngày nay, tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm. Thế nên, việc kiểm soát chỉ số đường huyết đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Song không phải ai cũng hiểu rõ về điều này. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lượng đường trong máu. Từ đó, bạn có thể chủ động kiểm soát để bảo vệ sức khỏe của mình.
Tổng quan về lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết là con số thể hiện nồng độ của đường trong máu. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không. Bạn có thể dễ dàng theo dõi lượng đường trong máu thông qua máy đo đường huyết.
Lượng đường trong máu bao nhiêu được cho là bình thường và an toàn?
Thông thường, đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên khi bạn ăn uống. Ngược lại, chỉ số này sẽ giảm đáng kể lúc bạn vận động. Người ta có thể đo lượng đường trong máu để xác định có bình thường hay không bằng nhiều cách.
Người ta có thể xác định đường huyết bình thường hay không bằng nhiều cách
Ví dụ như xét nghiệm glucose lúc đói, đo đường huyết sau khi ăn no, nghiệm pháp dung nạp HBA1C và glucose. Đối với một người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết được đánh giá là bình thường khi đảm bảo các yếu tố sau:
- Trước khi ăn, đường huyết trong cơ thể dưới 100 mg/dL
- Sau khi ăn, đường huyết tăng tạm thời tăng đến khoảng 140 mg/dl
- Trước khi đi ngủ, đường huyết dao động trong khoảng 110 – 150 mg/dl
Lượng đường trong máu bao nhiêu là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Việc chẩn đoán có mắc bệnh tiểu đường hay không cần được thực hiện bởi bác sĩ. Chuyên gia y tế sẽ xác định dựa vào mức đường huyết được đo bằng những phương pháp vào các thời điểm sau:
Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm khi người bệnh ngủ qua đêm và chưa ăn gì.
- Thông thường, chỉ số đường huyết lúc đói thấp hơn 100 mg/dl
- Trong trường hợp, nồng độ đường lúc đói đạt từ 100 mg/dl – 150 mg/dl, bác sĩ có thể chẩn đoán tiền tiểu đường
- Nếu đường huyết đo được khi đói trên 126 mg/dl sau 2 lần xét nghiệm liên tiếp, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Xét nghiệm chỉ số đường huyết ngẫu nhiên, không dựa vào thời gian nhất định
Đây là xét nghiệm được thực hiện vào bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào bữa ăn.
- Ở xét nghiệm này, mức đường huyết bình thường sẽ thấp hơn 140 mg/dl
- Nếu lượng đường đo được dao động từ 140 – 199 mg/dl, bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường
- Kết quả lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dl chứng tỏ bạn đã mắc bệnh tiểu đường
Khi xét nghiệm ngẫu nhiên, kết quả lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dl cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường
Xét nghiệm bằng nghiệm pháp dung nạp glucose
Với phương pháp này, bạn được yêu cầu nhịn đói qua đêm. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn uống một cốc nước đường rồi tiến hành đo đường huyết.
- Mức đường huyết bình thường là dưới 140 mg/dl
- Đường huyết dao động từ 140 mg/dl đến 200 mg/dl là dấu hiệu của tiền tiểu đường
- Nếu nồng độ đường trong máu cao hơn 200 mg/dl, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh tiểu đường
Làm sao để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường?
Đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì vậy nắm được đường huyết bao nhiêu là bình thường là rất quan trọng. Ngoài ra, việc duy trì lượng đường ở mức bình thường là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
- Uống đủ nước mỗi ngày: Việc uống nước hỗ trợ loại bỏ lượng đường thừa trong máu. Ngoài ra, cung cấp đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh: Bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Hạn chế tinh bột, chất ngọt và bổ sung thêm rau xanh, trái cây vào bữa ăn hằng ngày giúp cơ thể cân bằng lượng đường trong máu.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết bình thường
- Tập thể dục đều đặn: Việc tập luyện là phương pháp hoàn hảo để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để chọn ra những bài tập phù hợp.
- Định kỳ khám sức khỏe: Nếu có những dấu hiệu tiền tiểu đường, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Ngoài ra, đối với những người có sức khỏe bình thường, bạn cũng nên định kỳ khám sức khỏe. Điều này giúp bạn dễ dàng phát hiện những bất ổn của cơ thể và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Việc giải đáp được thắc mắc lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chứng bệnh tiểu đường. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn đừng quên duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!