Lượng đường trong máu cao nên ăn gì là băn khoăn của nhiều chị em có người thân bị bệnh tiểu đường hay cá nhân cũng đang bị tiểu đường thai kỳ. Cùng tìm hiểu nguyên tắc chọn và gợi ý những thực phẩm lành mạnh cho người có thể trạng này nhé.
Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao
Ăn uống là một hoạt động thiết yếu để duy trì sự sống của tất cả các loài, trong đó có con người. Lượng carbohydrates từ bữa ăn được hấp thu vào đường ruột như glucose và hòa tan trong máu. Lúc đó, một hormone gọi là insulin được tiết ra, nhờ insulin mà glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng của cơ thể.
Nếu sự hoạt động của insulin không hiệu quả và nếu glucose tăng lên đến mức mà việc xử lý của insulin không thể đáp ứng được, thì sẽ có một lượng lớn glucose không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) mất cân bằng và vượt quá tỷ lệ nhất định được gọi là “bệnh tiểu đường”.
Bệnh tiểu đường có ba loại là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Những nguyên tắc ăn uống người có lượng đường trong máu cao nên tuân thủ
Một trong những cách cơ bản để kiểm soát lượng đường trong máu là thông qua chế độ dinh dưỡng. Vì thức ăn là yếu tố hàng đầu tác động tới mức đường huyết. Đây là một trong những thử thách của những người bệnh tiểu đường.
- Hiểu và kiểm soát được lượng carbohydrate trong bữa ăn hàng ngày
- Bổ sung nhiều chất xơ trong mỗi món ăn vì chất xơ có tác dụng làm chậm tiêu hóa của carbohydrate và sự hấp thu đường từ thực phẩm vào máu
- Kiểm soát khẩu phần ăn
- Chia nhỏ bữa ăn
- Uống đầy đủ nước
- Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI (Glycemic Index) thấp
- Ăn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu crom và magie
- Hạn chế, hay bỏ hoàn toàn thuốc lá và rượu bia
Vậy với quá nhiều nguyên tắc thì người có lượng đường trong máu cao nên ăn gì? Phần tiếp theo sẽ liệt kê những thực phẩm tốt cho người có tình trạng bệnh đái tháo đường.
Gợi ý các loại thực phẩm cho người có lượng đường trong máu cao
“Lượng đường trong máu cao nên ăn gì” sẽ không còn làm khó chị em nữa với danh sách gợi ý bên dưới đây. Cả gia đình cũng có thể ăn theo chế độ của người đái tháo đường ở mức độ vừa phải và hợp lý để sức khoẻ tốt và lành mạnh hơn.
Các loại cá
Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu là nguồn tuyệt vời của axit béo omega-3 DHA và EPA. Tiêu thụ đầy đủ các chất béo trong những loại cá này một cách thường xuyên đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, những người có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đây cũng là các loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.
Rau có màu xanh
Những loại rau lá xanh cực kỳ bổ dưỡng và ít calo. Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C.
Quế
Nghe thật lạ nhưng thực sự quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Quế chứng minh độ nhạy cảm insulin bằng cách kháng insulin ở cấp độ tế bào. Một lợi ích khác của quế là làm chậm sự phân giải carbohydrate, nên nó kìềm chế sự gia tăng đột ngột của đường trong máu.
Trứng
Những quả trứng cung cấp lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Trên thực tế, trứng là một trong những thực phẩm tốt giúp cơ thể no trong nhiều giờ. Trứng có thể làm giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin, tăng mức cholesterol HDL tốt và sửa đổi kích thước cũng như hình dạng của các cholesterol xấu.
Hạt chia
Chắc chắn chị em phụ nữ không còn xa lạ với tác dụng làm đẹp và bổ dưỡng của hạt Chia. Và loại hạt này cũng là một thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Chúng rất giàu chất xơ, nhưng ít carbs tiêu hóa. Chất xơ trong hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột và được hấp thụ.
Sữa chua Hy Lạp
Là một lựa chọn sữa tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường, sữa chua hy lạp đã được chứng minh là cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát cân nặng.
Các loại hạt
Hầu hết tất cả các loại hạt chứa chất xơ và ít carbs tiêu hóa. Có thể kể đến như hạnh nhân, quả hạch, hạt phỉ, hạt Macadamia, quả óc chó,…
Nghiên cứu trên nhiều loại hạt khác nhau đã chỉ ra rằng các loại hạt là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường. Chúng có lượng carbs tiêu hóa thấp và giúp giảm lượng đường trong máu, insulin và LDL.
Mì Shirataki
Có thể đây mì shirataki là loại mì tuyệt đỉnh cho bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng. Vì loại mì này có nhiều chất xơ glucomannan, được chiết xuất từ rễ konjac.
Glucomannan là một loại chất xơ nhớt, khiến bạn cảm thấy no. Hơn nữa, nó đã được chứng minh có khả năng giảm lượng đường trong máu sau khi ăn và cải thiện các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Đừng quên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để hạn chế tình trạng lượng đường trong máu cao
Hoạt động thể chất là một phần quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường. Khi tập thể dục, cơ bắp sẽ sử dụng đường (glucose) để tạo năng lượng. Vận động thường xuyên cũng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Khi tập luyện nên chú ý đến những yếu tố sau để đảm bảo an toàn:
- Kiểm tra với bác sĩ về những bài tập thể dục để đảm bảo nó phù hợp với thể trạng và bệnh tình của bạn;
- Biết, hiểu và kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang sử dụng insulin.
- Không để bụng đói khi luyện tập;
- Uống nước vừa đủ trong khi tập vì mất nước có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Xã hội ngày càng phát triển thì tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường càng cao. Vì thế, hãy yêu bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ sống lành mạnh. Nếu chẳng may đã mắc bệnh tiểu đường thì hãy cố gắng thực hiện và duy trì lối sống “healthy”, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ ngày càng tốt.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!