Gợi ý lịch sinh hoạt cho bé 7 tháng thật khoa học giúp con phát triển toàn diện

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch sinh hoạt bé 7 tháng cụ thể như thế nào để phù hợp với giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và trí não? Bài viết cũng cung cấp những lưu ý khi chăm sóc trẻ 7 tháng và những bệnh thường gặp để mẹ chủ động phòng tránh cho con.

Các mốc phát triển quan trọng của bé 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi là giai đoạn thật đáng yêu của bé với nhiều sự thay đổi qua từng ngày. Có thể em bé của bạn vẫn chưa biết bò, nhưng bé đã có khả năng điều khiển cơ thể một cách khéo léo trong mọi tư thế khi chơi đùa. Bạn đừng đặt bé trong cũi hay xe đẩy quá lâu, hãy cho bé được tự do vận động ở môi trường thoải mái bên ngoài.

Tháng này em bé của bạn có thể đang tập ngồi một mình, không cần ai đỡ. Nhưng bạn vẫn phải ở bên cạnh theo dõi bởi bé vẫn đang phải học cách giữ thăng bằng và giữ cơ thể ở một tư thế ổn định. Nếu bé không tỏ ra hứng thú tập ngồi cho lắm thì bạn cũng đừng lo lắng. Thực tế có nhiều em bé lại biết bò trước khi chịu ngồi cho vững vàng.

7 tháng tuổi, em bé của bạn đã tỏ ra gắn kết với những người chăm sóc bé thường xuyên. Bé có thể chỉ đòi mẹ bế chứ không chịu theo ai khác và khóc khi không trông thấy mẹ. Chính là bạn cho bé bé cảm giác thân thuộc, an toàn. Vì thế nên bé yêu bạn, và muốn được ở cạnh mẹ.

Khi bé nghe thấy giọng nói quen thuộc, bé sẽ phản ứng lại ngay, quay đầu về phía có tiếng nói và sẵn sàng “hóng” chuyện. Hãy tận dụng thời gian để chơi ú òa với bé, và đọc sách cho bé nghe mỗi ngày.

Lịch sinh hoạt của bé 7 tháng tuổi

7 tháng cũng là lúc nhiều mẹ đã quay trở lại với công việc của mình nên tùy theo hoàn cảnh để mẹ sắp xếp cho bé 1 lịch sinh hoạt hợp lý nhất.

  • 7h bé thức dậy. Mẹ sẽ cùng trò chuyện, tập thể dục và vệ sinh cá nhân cho bé
  • 7h30-8h: Uống sữa (có thể bú mẹ hoặc uống sữa công thức)
  • 8h-9h30: Cho bé đi dạo hay chơi các trò chơi kích thích vận động, trí não
  • 9h30-10h30: Ngủ giấc ngắn
  • 10h30-12h: Ăn dặm + sữa. Đây vẫn là giai đoạn bé làm quen với thức ăn nên hãy cho bé lượng đồ ăn tăng dần. Sau bữa ăn mẹ có thể bổ sung thêm sữa cho con
  • 12h-14h30: Ngủ trưa
  • 14h30-15h: Uống sữa
  • 15h-17h: Thời gian chơi đùa, vận động. Mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ
  • 17h-17h30: Giờ đi tắm. Mẹ có thể chơi trò “em bé đâu rồi” với 1 chiếc khăn lớn để giờ tắm thêm thú vị
  • 17h30-18h30: Ăn dặm buổi chiều. Mẹ nên thay đổi thực đơn các bữa ăn để bé không cảm thấy chán
  • 19h-20h: Hoạt động tự do
  • 20h-7h sáng hôm sau: Nếu mẹ luyện cho bé có thói quen sinh hoạt tốt từ trước và ăn dặm thêm đủ chất thì bé sẽ ít ăn đêm. Còn không, đêm mẹ vẫn cần bổ sung thêm 1-2 cữ sữa theo nhu cầu của con.

Mẹ đã rõ lịch sinh hoạt cho bé 7 tháng tuổi, vậy cần chú ý gì khi bé ở tuổi này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc cho bé 7 tháng mẹ cần lưu ý những gì?

Phát triển trí não, vận động

Tháng thứ 7 là tháng trẻ đang phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và trí não. Mẹ cần tập trung vào việc cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ 5 loại chất dinh dưỡng như chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó nên cho trẻ chơi các trò chơi khuyến khích trí não phát triển như khả năng nhận biết đồ vật, khả năng tư duy... Bạn nên thường xuyên chơi với trẻ các trò như tìm đồ vật, con vật, xếp đồ chơi theo kích cỡ, màu sắc... và đừng quên đọc sách cho con nghe mỗi ngày. Những điều này không chỉ giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp mà còn giúp làm khăng khít hơn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng

Ngoài việc duy trì cho trẻ bú sữa mẹ, bạn nên nghĩ tới việc cho trẻ ăn dặm, giúp trẻ làm quen với một số loại thức ăn nhiều chất dinh dưỡng như thịt, , trứng…Các loại thức ăn này không chỉ bổ sung protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ mà còn cung cấp sắt, phospho, kali, magie, acid béo, vitamin B và omega-3 chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển não bộ…Mẹ nên chuẩn bị cho bé một chế độ ăn phong phú mà đầy đủ dưỡng chất.

Phòng tránh các bệnh thường gặp

Trẻ 7 tháng tuổi rất hiếu động, thường xuyên vận động như bò xung quanh nhà, hoặc tiếp xúc với nhiều đồ vật khác nhau khiến trẻ mắc nhiều bệnh về da như rôm sảy, mụn nhọt, nấm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn cần lưu ý vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé thường xuyên. Ngoài ra, bé cần được tắm rửa, thay quần áo sạch hằng ngày nhất là vào mùa hè nóng bức. Nếu bạn dùng sữa tắm gội, phấn rôm hay sản phẩm chăm sóc da bé thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ cũng hay mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm tai, viêm phổi, viêm họng… đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Các bệnh này có thể phòng chống bằng cách giữ vệ sinh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi bé mắc bệnh, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống mà cần đưa bé tới phòng khám để được điều trị đúng cách.

Trẻ 7 tháng tuổi ngủ không sâu giấc phải làm sao? Mẹ hãy tham khảo bài viết này để nắm được bí kíp nhé!

Lời kết

Mặc dù mỗi đứa trẻ có mức độ phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung lịch sinh hoạt của bé 7 tháng tuổi không có nhiều khác biệt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ chăm sóc cho bé yêu tốt nhất trong giai đoạn đầu đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi