Lịch sinh hoạt bé 6 tháng tuổi nên gồm những hoạt động nào để bé phát triển toàn diện thể chất và trí não? Đây cũng là giai đoạn bé tập ăn dặm, vậy mẹ cần chú ý gì để con làm quen với thức ăn tốt nhất?
Chỉ số của bé 6 tháng tuổi mẹ cần biết
Mẹ có biết, sang tháng thứ 6 là cột mốc vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện. Mọi kỹ năng về vận động, giao tiếp của trẻ thay đổi từng ngày. Bố mẹ cần nắm rõ về sự phát triển của trẻ để biết cách chăm sóc giúp con khỏe mạnh, thông minh.
Lúc 6 tháng tuổi thường trọng lượng của trẻ tăng gấp đôi lúc mới sinh. Trung bình trong những tháng đầu, bé có thể tăng từ 680-900g. Tuy nhiên, bước sáng tháng thứ 6 bé phát triển chậm lại với mỗi tháng tăng khoảng 450g.
Các chỉ số cân nặng và chiều cao của bé 6 tháng tuổi bắt đầu tăng chậm lại
Chiều cao của con cũng bắt đầu tăng chậm lại, khoảng 1.27cm mỗi tháng. Cụ thể, các chỉ số của bé 6 tháng tuổi mẹ cần biết như sau:
Các chỉ số bé gái 6 tháng tuổi:
- Cân nặng: Từ 6.2 – 9.5kg, trung bình: 7.8kg.
- Chiều dài: Từ 62.4 – 71.6cm; trung bình: 67cm.
- Vòng đầu: Từ 40.4 – 45.6cm; trung bình: 43cm.
- Vòng ngực: Từ 38.9 – 46.9cm; trung bình: 42.9cm.
Mẹ cần biết các chỉ số bé trai 6 tháng tuổi:
- Chiều dài: Từ 64 – 73.2cm; trung bình: 68.6cm.
- Cân nặng: Từ 6.6 – 10.3kg; trung bình: 8.5kg.
- Vòng đầu: Từ 41.5 – 46.7cm; trung bình: 44.1cm.
- Vòng ngực: Từ 39.7 – 48.1cm; trung bình: 43.9cm.
Gợi ý lịch sinh hoạt bé 6 tháng đúng chuẩn theo mẹ Nhật
Các mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt của trẻ 6 tháng tuổi đúng chuẩn ngay dưới đây. Từ đó, mẹ giúp con phát triển toàn diện.
7:00 giờ sáng: Đánh thức bé.
- Vệ sinh cho trẻ: Rửa mặt, thay bỉm….
7:30 – 8 giờ sáng: Uống sữa.
- Bé 6 tháng có thể uống 200ml/lần và 4 tiếng thì uống 1 lần.
- Bắt đầu tập cho con uống sữa theo một giờ cố định.
Lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng tuổi là uống sữa 4 tiếng 1 lần
8:00 – 9 giờ sáng: Cho bé tập vận động.
- Cùng con đi dạo ở những nơi không khí trong lành.
- Cho bé tập các bài tập thể dục.
- Mẹ chơi cùng con hay để con tự chơi.
9:00 – 10 giờ sáng: Cho bé ngủ.
10:00 – 11 giờ sáng: Cho bé ăn dặm.
- Bé thường ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi.
- Cho bé ăn dặm trước và sau đó mới cho con uống sữa.
11:00 – 12 giờ trưa: Cho bé tập thể dục.
12:00- 2:30 chiều: Cho trẻ ngủ.
- Cho trẻ ngủ tối đa là 2 tiếng rưỡi.
2:30 – 3 giờ chiều: Cho trẻ uống sữa.
3:00 – 4 giờ chiều: Bé tập vận động.
4:00 – 4:45 chiều: Bé tiếp tục ngủ.
- Giấc ngủ này từ 30-45 phút.
- Mẹ cho con dậy trước 5 giờ chiều.
5:00 – 5:30 chiều: Uống sữa.
5.30 – 6 giờ chiều: Cho bé hoạt động.
- Tắm cho bé.
- Massage nhẹ nhàng.
6:00 – 7 giờ tối: Uống sữa đêm.
7 giờ tối – 6 giờ sáng hôm sau: Bé ngủ trong phòng tối và yên tĩnh.
Lịch sinh hoạt của trẻ 6 tháng tuổi là ngủ từ lúc 7 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau
Lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng theo EASY
Gia đình có thể tham khảo lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng theo EASY dưới đây:
7:00 giờ sáng: Gọi bé dậy, cho bé ăn sáng, uống sữa rồi vệ sinh cá nhân
7:30 – 11:00 sáng: Cho bé tham gia hoạt động. Tốt nhất nên cho bé chơi tự lập từ 30′ – 60′ sau khi ăn
11:00 – 11:30 sáng: Cho bé ăn trưa và vệ sinh cá nhân cho con sau khi ăn
12:00 – 14:00: Mẹ cho bé ngủ trưa từ 1.5 – 2 tiếng
14:00 chiều: Gọi bé dậy và cho uống sữa
14:00 – 17:30 chiều: Bé tham gia các hoạt động, bao gồm hoạt động chơi tự lập. Đây là thời gian được thiết lập theo khả năng của bé, sau thời gian uống sữa là 14:00
17:30 chiều: Cho bé tắm và chuẩn bị trình tự ngủ đêm
18:00 tối: Cho bé ăn tối. Bé uống sữa trước và ăn dặm sau (đối với trẻ trước 14 tháng). Sau 14 tháng, mẹ có thể cho bé ăn sữa hay ăn dặm trước đều được. Sau đó, bé vệ sinh cá nhân sau bữa ăn như: rửa tay, đánh răng,…
18:30 tối: Đây là thời gian thư giãn trước khi cho con ngủ như: trò chuyện cùng các thành viên trong gia đình, đọc sách, hát,…
19:00 tối: Mẹ tắt đèn và ra khỏi phòng. Đây là thời gian ngủ đêm của bé.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu dưới đây để biết con có thể bắt đầu ăn dặm được chưa:
- Trẻ có biểu hiện ngẩng đầu lên phía trên
- Mở miệng khi thức ăn đưa đến gần
- Lấy muỗng cho thức ăn vào miệng
- Cân nặng lúc 6 tháng tuổi tăng gấp đôi khi sinh
- Bắt đầu có sự quan tâm đến thức ăn của bố mẹ
Nếu bé 6 tháng tuổi nhà bạn có một trong số những biểu hiện ở trên thì có thể bắt đầu cho con ăn dặm. Mẹ có thể cho con ăn dặm theo một số cách:
Tự làm đồ ăn cho con
Cách này được các bác sĩ và chuyên khoa dinh dưỡng khuyên các mẹ nên áp dụng. Bởi chúng đảm bảo được thức ăn tươi ngon và tốt cho sức khỏe của con. Bước đầu, mẹ có thể hấp một số loại củ quả mềm cho bé ăn như bí, đậu xanh hay bơ xay nhuyễn.
Mẹ cho bé ăn dặm với thức ăn tự nấu là cách tốt nhất giúp con đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn chế biến sẵn
Nếu mẹ không có thời gian chế biến và nấu cho con thì có thể mua đồ ăn sẵn từ các cửa hàng. Chú ý, mẹ nên chọn các loại thức ăn ít đường và tuyệt đối không có chất bảo quản.
Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi cho con 6 tháng tuổi ăn dặm
- Trước khi mẹ cho con ăn một loại thức ăn nào đó thì cần thử trước xem con có bị dị ứng hay không.
- Cho con ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều. Không ép trẻ ăn hết phần ăn khi bé ngậm hay quay đầu đi.
- Mẹ không dùng mật ong với bé dưới 1 tuổi.
Mẹ đã nắm rõ lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng theo EASY và theo mẹ Nhật rồi đúng không nào. Mẹ có thể lựa chọn và áp dụng lịch sinh hoạt của trẻ 6 tháng tuổi đúng chuẩn để con phát triển một cách toàn diện, khỏe mạnh và thông minh lanh lợi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!