Lan Khuê mách nước các mẹ trị cứt trâu cho trẻ sau 3 tháng làm mẹ bỉm sữa, cô đã tổng kết lại những vấn đề mà hầu như mọi em bé sơ sinh đều gặp phải và chia sẻ kinh nghiệm của mình với mong muốn giúp các chị em làm mẹ lần đầu bớt bỡ ngỡ.
Mẹ bỉm sữa Lan Khuê sau 3 tháng nuôi con với nhiều phen “hoảng hồn”
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 sinh con trai đầu lòng hôm 23/11/2019. Ba tháng làm mẹ đã khiến cuộc sống của người đẹp thay đổi hoàn toàn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi chưa thuê được người trông trẻ. Tuy vậy, vợ chồng cô với sự hỗ trợ của hai người mẹ cũng đã có những trải nghiệm “lên chức” khá suôn sẻ và ngập tràn hạnh phúc.
Lan Khuê mách nước các mẹ trị cứt trâu cho con trẻ
Cho đến thời điểm hiện tại, bé Connor đã tròn 3 tháng tuổi. Sau 3 tháng chăm con, Lan Khuê đã đúc kết được 6 vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh và cô cũng chia sẻ kinh nghiệm xử lý của mình để nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ khác có thể tham khảo:
Bé bị khô da
Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, cục cưng luôn được bao phủ bởi một lớp màng. Lớp phủ này được xem như một loại “màng chắn” bảo vệ bé cưng khỏi sự nóng, lạnh cũng như sự tấn công của các vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bé chào đời, lớp bảo vệ này sẽ bong dần, từ đó dẫn đến da trẻ sơ sinh bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, quần áo…
Vì thế từ khi ra cô luôn chú trọng dưỡng ẩm da mặt và cơ thể bé từ khi ra tháng bằng loại kem dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Khi bé bị chàm sữa
Khi tình trạng khô da của bé không giảm và kèm theo đỏ da, ngứa thì bé bị chàm sữa rồi. Nguyên nhân cũng giống như bệnh khô da, cộng với việc bé dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ cho bú, dị ứng với thời tiết, dị ứng mùi… Nên bác sĩ sẽ gọi chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa dị ứng.
Các bé bị chàm sữa thì tốt nhất:
– Không tắm bé quá lâu.
– Tắm không để nước quá ấm.
– Sữa tắm cũng dùng loại không mùi cho da nhạy cảm.
– Khi tình trạng chàm bé nặng thì mẹ kiêng món dễ gây kích ứng bé. Khi đỡ hơn thì điều chỉnh lại việc ăn uống.
– Cho bé mang bao tay để đỡ gãi ngứa trầy mặt.
– Luôn giữ ẩm cho bé.
Nếu tình trạng không khá hơn thì cho bé gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Thường xuyên thay tã để tránh hăm tã
Lan Khuê chỉ cho bé mặc tã từ chiều tối, ban ngày “thả rông”, và tã được thay thường xuyên, mỗi lần thay đều dùng khăn ướt (khăn thấm nước tinh khiết, không phải loại có mùi hương) để thấm kỹ nước tè của bé. Cô lưu ý thao tác là “thấm”, không lau để tránh kích ứng và gây đỏ da bé. Sau khi tấm bằng khăn ướt, cô dùng khăn mềm thấm khô da lần nữa rồi mới bôi kem chống hăm.
“Kem hăm khi bôi các mẹ nhớ là bôi hẳn một bệt dày để ngăn nước tè dính vào da bé nhé, chứ bôi mỏng thì cũng như không”, bà mẹ một con chia sẻ.
Lan khuê cho biết, trong 3 tháng đầu chăm con, cô từng một lần “hết hồn” khi phát hiện quý tử có mùi hôi ở tai và sợ con bị viêm tai giữa
Dùng dầu massage để loại bỏ cứt trâu trên đầu
Lan Khuê cho biết trước khi tắm thì bé sẽ được massage. Khi massage cho bé, cô dùng dầu massage hoặc baby lotion bôi lên vùng đầu bị cứt trâu rồi nhẹ nhàng massage để vảy trên đầu bong ra. Đến khi tắm rửa lớp vảy sẽ trôi đi.
Massage mắt cho bé để ngăn ngừa tắc tuyến lệ
Có thể đây là dấu hiệu bé bị tắc tuyến lệ. Bên cạnh việc nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý thì ngày 2 lần các mẹ massage nhẹ vào tuyến lệ, dọc theo phần trên của mũi và dọc theo mí mắt dưới. Nếu trên 1 tuổi mà vẫn còn bị thì phải đưa bé tới gặp bác sĩ để khơi thông tuyến lệ.
Lo sợ khi phát hiện bé có mùi hôi ở tai
Lan Khuê từng “hết hồn” khi phát hiện bé có mùi hôi ở tai, sợ con bị viêm tai giữa. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ thì cô phát hiện mùi hôi ở dái tai của bé là do hăm, mồ hôi, nước còn đọng lại chỗ hăm. Nếu cũng gặp tình trạng này, Lan Khuê khuyên mẹ chỉ việc vệ sinh, thấm khô rồi bôi kem chống hăm cho bé.
Cùng tìm hiểu về vấn đề cứt trâu và hăm tã ở trẻ
Cứt trâu
Cứt trâu là một hiện tượng bình thường và vô hại, có thể xảy ra ở gần một nửa trường hợp sơ sinh. Nhiều người cho rằng trẻ bị cứt trâu là do người mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ. Số khác lại cho rằng trẻ bị cứt trâu là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. Về phía các chuyên gia, họ vẫn chưa đưa ra một nguyên nhân chính xác nào gây nên hiện tượng này.
Cô dùng dầu massage hoặc baby lotion bôi lên vùng da đầu bị cứt trâu rồi xoa tròn nhẹ nhàng để vảy bong ra
Tuy vậy, phần lớn ý kiến xác nhận nguyên nhân sinh ra cứt trâu là do các tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh. Khi các bã nhờn này tiết ra kết dính với số lượng lớn các tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của các tế bào này và tạo thành các mảng bám bẩn trên da bé, điều mà dân gian vẫn gọi là cứt trâu.
Hăm tã hoặc viêm da tã lót
Đây là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều.
Các nguyên nhân gây ra thường là : Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy. Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu. Da quá nhạy cảm.
Triệu chứng của hăm tã: Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc. Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ. Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt. Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da.
Nguồn afamily.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!