Bong tróc da ở trẻ sơ sinh đôi khi không chỉ là hiện tượng thay da bình thường mà còn có thể là căn bệnh nguy hiểm do lây lan vi rút gây bệnh từ chính cha mẹ và người thân chăm sóc bé.
Câu chuyện về bé sơ sinh 5 tháng tuổi bị hội chứng 4s – hiện tượng bong tróc da do tụ cầu
Một bà mẹ trẻ mới đây đã chia sẻ những hình ảnh về hiện tượng bong tróc da của con mình, một bé sơ sinh vừa tròn 5 tháng tuổi.
Người mẹ cùng dòng tin nhắn nhủ tới các ông bố bà mẹ đang chăm trẻ sơ sinh: “Các mẹ hãy cẩn thận, nhìn ảnh để biết thêm về một căn bệnh lạ mang tên 4s. Một hội chứng xa lạ nhưng lại tiềm ẩn nguy hiểm đến không ngờ đối với các con”.
Đây là trải nghiệm mà người mẹ này muốn chia sẻ với công đồng mạng, đặc biệt là các mẹ mới sinh con lần đầu. Trẻ bị căn bệnh này sẽ vô cùng khổ sở và đau đớn. Con bong tróc, mẩn đỏ, xót khắp mình mẩy vì từng làn da bị bong thành mảng lớn.
Bé sơ sinh vừa tròn 5 tháng tuổi này đã phải nằm viện trong nhiều ngày với các triệu chứng đầu tiên như sau:
- Con bị sưng đỏ quanh 2 bọng mắt và miệng.
- Bé quấy, không ngủ được và khóc vì khó chịu cả đêm.
Mẹ thấy tình trạng như vậy bèn đưa con đi khám. Tuy nhiên, trong lần khám đầu tiên, bác sĩ chỉ chuẩn đoán rằng có thể bé bị dị ứng hóa chất nào đó như xà bông giặt quần áo nên cho bé thuốc bôi ngoài da rồi đi về.
Ngay đêm hôm đó, con quấy khóc càng nhiều hơn. Bé giẫy giụa không ngừng như người phải bỏng. Thậm chí mẹ cũng không thể bế dỗ được con. Da bé ngày càng sưng đỏ khủng khiếp.
Sáng sớm hôm sau, mẹ dẫn con đi khám. Giờ thì con gào khóc một cách đau đớn mà mẹ không sao cầm lòng được. Cũng lúc này, trên người bé bắt đầu có hiện tượng bong tróc da ở những vùng sưng đỏ. Ban đầu là ở tai, sau là tới cổ. Không những vậy, vùng sưng đỏ còn xuất hiện các nốt nhỏ màu vàng ngày càng nhiều rồi vỡ ra.
Chuẩn đoán của bác sĩ về căn bệnh 4s
Ngay lập tức, bé được nhập viện. Bác sĩ cho biết, con đã bị nhiễm trùng da cấp tính và cần phải điều trị bằng kháng sinh ngay lập tức. Nếu không trẻ có thể bị nhiễm trùng máu và nguy hiểm đến tính mạng.
Mẹ của bé kể thêm. “Tôi vô cùng hoảng sợ và không hiểu gì hết. Căn bệnh gì quái lạ mà tôi chưa từng nghe thấy”. Ngày hôm đó, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Làn da con bong tróc dần dần như kén lột xác. Từ tai, cổ, nách, bọng mắt, miệng và cơ quan sinh dục.”.
Cũng may là sau khi được uống thuốc và điều trị, tình trạng của con đang khá dần lên. Bác sĩ yêu cầu y tá chăm sóc vùng da con, rửa và bôi thuốc để vùng da bong tróc không bị nhiễm khuẩn.
Lúc này đây người mẹ mới hiểu thêm về căn bệnh 4s, một hội chứng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là bé dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh.
Bong tróc da do tụ cầu – 4s ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng bong tróc da do tụ cầu – bệnh 4s hay SSSS ở trẻ sơ sinh
Theo các bác sĩ của bệnh viện Da liễu trung ương cho biết. Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu hay Stahylococcal scalded skin syndrome (SSSS) là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu (Staphylococcus aureus). Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đỏ da, phỏng nướcc, bong vẩy da lan toả. Bệnh hay gặp ở trẻ em dới 5 tuổi, đặc biệt nặng đối với trẻ sơ sinh.
Điều đặc biệt là căn bệnh này của trẻ thường bắt nguồn từ vi khuẩn của chính người mẹ hoặc người trực tiếp chăm nom bé sơ sinh. Bé còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chỉ cần một chút tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh cũng khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn người lớn.
Mặc dù tỉ lệ tử vong do căn bệnh này không cao nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể trở thành dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng.
Những triệu chứng ban đầu của căn bệnh 4s mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Nếu bé có các biểu hiện sau thì rất có thể con đã bị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng gây ra:
- Người sốt, mệt mỏi.
- Bé quấy khóc, khó chịu.
- Làn da con sưng đỏ, đặc biệt là vùng mắt, miệng, mũi và cổ.
- Sờ vào người trẻ sẽ thấy đau.
- Sau 24-48h, da đỏ nhanh chóng lan rộng ra toàn thân, phù nề, đau.
- Trên bề mặt da xuất hiện các bọng nước mềm, rất nông, không rõ ranh giới. Đôi khi các bọng nước này liên kêt với nhau thành mảng rộng, sau đó bong ra, để lại nền da đỏ ẩm.
Nếu để kéo dài, vi khuẩn có thể tấn công vào các cơ quan như xương, phổi, nhiễm trùng máu. Một điều nguy hiểm nữa là căn bệnh này của trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng dị ứng.
Chính vì thế, nếu thấy con có các biểu hiện trên thì cha mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, rửa tay chân sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé là việc vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ miễn dịch và sức khỏe của con.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!