Kỷ luật trẻ em ngoài việc trừng phạt có cách nào khác để giúp các em kiểm soát hành vi của chính mỉnh, chứ không phải là đối phó và để giáo viên dùng hình phạt để kiểm soát hành vi của trẻ?
Kỷ luật trẻ em sẽ được áp dụng cho nhóm học sinh cá biệt?
Leigh Robinson đã đi ra ngoài ăn trưa và nhận được cuộc điện thoại khẩn từ hiệu trưởng về một học sinh có hành vi gây nguy hiểm cho các bạn khác. Đó chính là bé Will, một học sinh lớp ba với lịch sử là học sinhc á biệt, đang ổ trên sân chơi, cầm sợi dây nịch của mình và cứ thế quay và quất vòng tròn. Tất cả giáo viên lúc đó thì đã lo lắng bé có thể quật trúng các bé xung quanh đó. Và đó là lý do Robinson, tư vấn tâm lý và giáo dục của Will, đã chạy trở lại trường học.
Mỗi trường sẽ có một vài em như em Will như thế: những đứa trẻ đó luôn gặp rắc rối, và bị gán cho biệt danh học sinh cá biệt, quậy nhất lớp, bất trị …. Đó là đứa trẻ không thể ngồi yên một chỗ, luôn tìm việc gì đó để làm, có thể giận dữ và hét toáng lên một cách mất kiểm soát và có thể làm cho giáo viên của bé hết sức khó khăn trong việc tương tác và dạy học.
Đó có thể là đứa trẻ mà mọi vấn đề, lỗi lầm xảy ra ở lớp học – các bạn và ngay cả giáo viên luôn nghĩ – chính hắn đã làm. Và cậu bé Will được biết là như thế, ngay từ khi đi học lớp 1, cậu bé đấn trường với tâm trạng lo lắng, phòng thủ và sản sàng ứng chiến cho bất kể cuộc công kích nào về phái mình dù chỉ là lới nói với bất kể ai – từ bạn cùng lớp cho đến giáo viên.
Sai lầm trong cách kỷ luật trẻ sẽ dẫn đến những hệ quả đáng tiếc
Cụm từ “đường dây từ trường tới nhà tù” được đặt ra để mô tả cách các trường công của Mỹ đã thất bại đối với các em học sinh như Will. Một học sinh lớp 1 mà hành vi không được kiểm soát và không được sửa chữa có thể trở thành học sinh lớp năm với nhiều lần bị đuổi học, học sinh lớp 8 có thể tự tìm đến cách khuây khỏa bản thân như với các loại thuốc mà chúng ta đã biết đến quá nhiều, và sẽ là học sinh trung học bỏ học và người bị kết án tù khi 17 – 18 tuổi.
Mặc dù giáo viên ngày nay được đào tạo để ứng phó với “sự phát triển tình cảm xã hội” và các trường học cam kết lồng ghép trẻ em với các vấn đề nhận thức phát triển hành vi vào lớp học bình thường, những tiến bộ trong tâm lý học thường chỉ là lý thuyết khi một đứa trẻ xảy ra vấn đề hành vi mà không nằm trong chỉ dẫn của tâm lý học.
Giáo viên và trường học (thậm chí gia đình) vẫn dựa vào các hệ thống khen thưởng và trừng phạt đã lỗi thời, sử dụng mọi thứ từ giấy khen, phần thưởng, tuyên dương, thành tích, biểu đồ hành vi và giải thưởng để cân xứng với việc trừng phạt, khiển trách, cảnh cáo, kiểm điểm, đuổi học….
Làm sao để việc kỷ luật trẻ em thực sự phát huy tác dụng?
Làm thế nào chúng ta xử lý với những đứa trẻ vô cùng thách thức này, làm thế nào để kỷ luật trẻ em đạt hiệu quả? Triết học giữa thế kỷ 20 của Skinner cho rằng hành vi của con người được quyết định bởi hậu quả và hành vi xấu phải bị trừng trị. (Pavlov đã tìm ra nó đầu tiên, với thí nghiệm cho chó.)
Pavlov và thí nghiệm nổi tiếng của mình
Trong năm học 2011-12, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ thống kê 130.000 trường hợp trục xuất và khoảng 7 triệu người bị đình chỉ trong số 49 triệu sinh viên từ tiểu học đến phổ thông trung học – tỷ lệ một cho mỗi bảy đứa trẻ. Các ước tính gần đây nhất cho thấy cũng có một phần tư số trường hợp trừng phạt trong các trường học ở Mỹ mỗi năm.
Các nghiên cứu tâm lý học đương đại cho thấy rằng, hình phạt không giải quyết được các vấn đề về hành vi của trẻ em, những phương pháp kỷ luật tiêu chuẩn này thường làm cho hành vi trở nên trầm trọng thêm. Họ hy sinh các mục tiêu dài hạn (hành vi học sinh cải thiện tốt) để đạt được lợi ích ngắn hạn – hòa bình tạm thời trong lớp học.
Giáo viên đã can thiệp quá sâu vào việc kiểm soát hành vi của học sinh
Nhà tâm lý Ed Deci thuộc Đại học Rochester đã phát hiện ra rằng các giáo viên nhằm kiểm soát hành vi của học sinh – hơn là giúp họ kiểm soát nó – làm suy yếu các yếu tố cần thiết cho động lực: tự chủ, quyển tự chủ và các khả năng liên quan đến người khác.
Điều này, có nghĩa là họ có một thời gian khó khăn hơn trong việc học tự kiểm soát của mình – tức họ có thể chỉ xây dựng sự đối phó cho các hành vi đó khi gặp rắc rồi, chứ không nhận biết và thay đổi hành vi hay kiểm soát hành vi đó của mình, tự kiểm soát là một kỹ năng thiết yếu cho sự thành công lâu dài.
Carol Dweck, một nhà tâm lý học về phát triển và xã hội, đã chứng minh rằng thậm chí những lời khen, phần thưởng, giấy khen và những thứ tương tự cũng có thể làm xói mòn động lực và hiệu suất của trẻ bằng cách chuyển trọng tâm vào những gì mà giáo viên nghĩ, muốn nhiều hơn là việc chính bản thân họ làm được, hay không phải là tập trung vào việc học của mình.
Liệu có nên áp đặt những biện pháp khắc nghiệt nhất đối với trẻ em khó dạy bảo nhất?
Liệu chúng ta có đang điều trị những đứa trẻ hư hỏng thường xuyên theo cách so với đứa trẻ bình thường mà chúng ta không đưa yếu tố là trẻ không thể kiểm soát được hành vi của mình không?
Điều đó có vẻ như là một câu hỏi mà các bà mẹ có những đứa con này thường dùng để bào chữa cho con mình. Nhưng nó thực sự là cốt lõi của một số nghiên cứu đáng chú ý đang bắt đầu cách mạng hóa kỷ luật từ nhà tù chưa đến tuổi vị thành niên đến các trường tiểu học. Nhà tâm lý học Ross Greene, người đã dạy tại Đại học Harvard và Virginia Tech, đã phát triển một phương pháp cho các bậc cha mẹ và nhà trường để xử lý giải quyết các các trẻ em đầy thử thách này.
Nhà tâm lý học Ross Greene đưa ra cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau để sữa hành vi của trẻ hơn là kỷ luật trẻ em
Mô hình của ông đã được mài mòn trong các phòng khám tâm thần cho trẻ em và được thử nghiệm trong các cơ sở thiếu niên của tiểu bang, và trong năm 2006, nó chính thức đưa vào áp dụng tại các trường công và tư.
Kết quả cho đến nay đã rất ấn tượng, với tỷ lệ trường học báo cáo giảm 80% trong việc kỷ luật, đình chỉ, đuổi học các học sinh. “Chúng ta biết nếu chúng ta tiếp tục làm những gì không hiệu quả cho những đứa trẻ đó, chúng ta sẽ đánh mất chúng”, Greene nói. “Với toàn bộ số lượng trẻ em chúng ta gọi là cá biệt, bất trị, bó tay nếu chúng ta phạt chúng chỉ làm chúng trở nên bất trị hơn …. Bất cứ ai làm việc với những đứa trẻ có hành vi thử thách này đều biết những đứa trẻ này: Họ đã quen với hình phạt. ”
Tìm ra nguồn gốc vấn đề mới là cách giải quyết hay nhất
Theo triết lý của Greene, sẽ không còn trừng phạt một đứa trẻ nữa vì hét lên trong lớp học hoặc nhảy ra khỏi chỗ ngồi nhiều lần, hay gây mất trật tự trong lớp học. Bạn có thể nói chuyện với đứa trẻ để tìm ra lý do cho sự bùng nổ này, Sau đó suy nghĩ lại các chiến lược thay thế cho lần tiếp theo anh ấy cảm thấy như vậy. Mục đích là để có được gốc rễ của vấn đề, chứ không phải để kỷ luật một đứa trẻ cho phản ứng hành vi như thế.
Russell Skiba, giáo sư tâm lý học kiêm giám đốc dự án Equity của Đại học Indiana cho biết: “Cách tiếp cận này thực sự nắm bắt được một vài chủ đề chính xuất hiện trong văn học với tần suất ngày càng tăng. Ông giải thích rằng tập trung vào giải quyết vấn đề thay vì trừng phạt bây giờ được coi là chìa khóa để kỷ luật thành công.
Nếu cách tiếp cận của Greene là chính xác thì những nhà giáo dục tiếp tục tranh cãi về sự cân bằng thích hợp của những khen thưởng và trừng phạt có lẽ là hoàn toàn sai. Rốt cuộc, làm thế nào là tốt để trừng phạt một đứa trẻ thực sự chưa có chức năng để kiểm soát hành vi của mình?
Đáp ứng các nhu cầu của trẻ và giải quyết các vấn đề thay vì kiểm soát hành vi
Trước khi chương trình của Greene được đưa ra, kỷ luật thông thường ở Trung ương là một tiêu chuẩn truyền thống. Trong năm học 2009-10, trẻ em được đưa đến văn phòng hiệu trưởng để kỷ luật 146 lần, và hai người đã bị đình chỉ học. Hai năm sau, số người này đã giảm xuống còn 45 người, không bị đình hoãn, tất cả nhờ tập trung hơn vào “đáp ứng các nhu cầu của trẻ và giải quyết các vấn đề thay vì kiểm soát hành vi”, hiệu trưởng Nina D’Aran nói với tôi. “Đó là một sự thay đổi lớn.”
Nina D’Aran, hiệu trưởng Trường Trung học ở South Berwick, Maine, đã thực hiện nhiều phương pháp và triết học của Tiến sĩ Ross Greene cùng với nhân viên của trường trong việc kỷ luật trẻ em
Phương pháp CPS – Giải pháp Tương tác và tiếp cận
Đây là một cách kỷ luật trẻ em phụ thuộc vào việc đào tạo các nhân viên của trường (hoặc nhân viên nhà tù hoặc phòng mạch tâm lý) để nuôi dưỡng các mối quan hệ mạnh mẽ-đặc biệt là với những đứa trẻ gây rối nhất và để cho trẻ có một vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề của chính mình.
Chẳng hạn, một giáo viên có thể nhìn thấy một đứa trẻ đang xé giấy, vẽ lung tung trên vở bài tập thay vì làm bài và vô cùng mất tập trung, trong khi thực tế đứa trẻ chỉ đói bụng. Một bữa ăn nhẹ có thể giải quyết được vấn đề, hay chỉnh lại khẩu phần ăn uống cho bé để thích hợp. Trước khi CPS, “chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để chẩn đoán trẻ em bằng cách nói chuyện với nhau”, D’Aran nói. “Bây giờ chúng ta đang nói chuyện với trẻ và thực sự tin tưởng trẻ khi họ nói ra những vấn đề của họ đang gặp phải là gì.”
Bước tiếp theo là xác định những thách thức của mỗi em học sinh – không ngồi yên, tay chân luôn hoạt động, hoạt động chung với nhóm, chơi chung…. Ví dụ, một đứa trẻ có thể hành động mất kiểm soát vì bé cảm thấy rằng có quá nhiều người đang “nhìn chằm chằm vào mình”
Giải pháp là gì? “Bé có thể nghĩ ra ý tưởng ngồi ở phía sau hay vào góc khuất nào đó để lắng nghe”, D’Aran nói. Các giáo viên và học sinh sẽ đưa ra một kế hoạch để làm bé tham gia nhiều hơn, tự nhiên hơn khi bé thoải mái và quen với môi trường.
Kết luận
Hậu quả của việc phạt – trừng phạt được xem là kỷ luật trẻ em sẽ là lỗi thời, vì chỉ giải quyết được vấn đề tạm thời – ngắn hạn chứ không phải mục đích chính và cao cả hơn là dạy trẻ kiểm soát hành vi của chính mình. Và kết quả của một tương lai để bị dính đến phát luật, luôn là người có hành vì trái với thông thường đem lại hậu quả nặng nề hơn cho gia đình và xã hội.
Với cách tiếp cận mới này, chúng ta hy vọng sẽ dạy con cái mình cách thể hiện cảm xúc và kiểm soát hành vi của mình tốt hơn thay vì phải luôn trừng phạt kỷ luật trẻ em của chúng ta.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!