Đây là 7 sai lầm về kỷ luật mà các bậc cha mẹ đang mắc phải! Đừng lo, với mỗi sai lầm được đề cập ở đâu, chúng tôi có những lời khuyên làm thế nào bạn có thể tránh lặp lại chúng.
MẤT KIỂM SOÁT
Mất kiểm soát có thể mang lại kết quả đảo ngược khi chúng ta kỷ luật con trẻ. Đầu tiên con sẽ càng la hét và sau đó tồi tệ hơn là đánh đòn. Một khi cha mẹ đã đi theo con đường đó la mằng, đánh đòn và dễ mất kiểm soát bản thân mình thì rất khó mà có thể quay lại. Chúng ta đã chuyển tải đến con trẻ rằng nó khi cần chúng ta có thể tức giận, dùng vũ lực hoặc la hét để giải quyết vấn đề. Con cũng có thể bắt đầu la hét lại bạn, và thậm chí tồi tệ hơn, đánh bạn để truyền đạt sự thất vọng của mình.
Lựa chọn khác: phạt time-out* không phải chỉ dành cho trẻ em . Nếu cha mẹ cảm thấy cần bình tĩnh lại hay sự mất kiểm soát của mình càng tăng cao, hãy bỏ đi chổ khác trong ít phút để có thể lấy lại bình tĩnh. Lấy lại bình tĩnh rồi mới nói chuyện với con bạn.
(Phạt time-out là cho bé ngồi vào một góc để bé có thời gian bình tĩnh và suy nghĩ về các hành vi của minh. Thời gian thường áp dụng theo đúng số tuổi của bé, bé 2 tuổi có thể phạt time-out tối đa là 2 phút)
NHỮNG LỜI NÓI TIÊU CỰC
Bạn có thường xuyên thấy mình quát tháo ra lệnh như “không được làm điều này!” hoặc “HÃY ngừng ngay điều đó lại!”? “Con làm vậy không đúng” ” Làm thế là sai rồi”
Việc thay thế: Tránh sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, và chỉ nên sử dụng từ “KHÔNG” cho các tình huống thực sự nguy hiểm (ví dụ nếu con bỏ ngón tay của mình vào một ổ cắm điện). Giải thích lý do tại sao co không nên làm những gì bạn đang yêu cầu họ không được làm, để con hiểu rõ hơn về điều này. Ví dụ, nếu con bạn giựt tóc em gái của mình, thay vì la hét, hãy nói rằng, “Hãy nhìn xem, con đang làm tổn thương em gái của mình và điều đó làm em buồn “. Và cho dù con sai, nhưng con lắng nghe thì hãy khen ngời hành động lắng nghe của con, chứ không tiếp tục chì chiết trên lỗi lầm của con.
CHÚNG TA KHÔNG TUÂN THỦ QUY TẮC
Chúng ta thiết lập các quy tắc và chúng ta đã không tuân thủ chúng. Ví dụ chúng ta dạy các con của chúng tôi không được thiếu tôn trọng với người khác. Tuy nhiên, chúng ta khi giận dữ thường la mắng lên ở trước mặt con. Điều này mang lại cho con thông điệp là những quy tắc có thể uốn cong và bẻ gãy khi ta giận dữ.
Việc thay thế: cho dù không làm cha mẹ, việc kiềm chế kiểm soát của mình khôngphải là một việc dễ dàng gì. Vì vậy, nếu tâm trạng chúng ta không tốt, và có thể mất kiểm soát, hãy thừa nhận chúng và xin lỗi chứ không nên dùng quyền cha mẹ để quanh co với con trẻ.
HỐI LỘ TRẺ
Chúng ta đều từng mắc phải! Khi hối lộ trẻ bằng việc con ăn, còn làm hay con mặc cái này ba/mẹ sẽ cho/ mua cái kia cho con, và trẻ em làm theo chỉ vì sẽ được nhận được một cái gì đó như ba/ mẹ đã nói. Và hậu quả của việc này là mọi thứ con làm có khả năng chỉ vì lợi ích bằng vật chất trước mắt con.
Việc thay thế: Thay vì đưa hối lộ cho hành vi tốt, các chuyên gia nói rằng củng cố hành vi tốt là hiệu quả hơn. Vì vậy, thay vì nói “nếu con ngoan khi đi siêu thị , mẹ sẽ mua cho con kẹo ‘, hãy nói ‘ Mẹ rất tự hào về cách con biểu hiện tại siêu thị hôm nay. Con đúng là một cô gái rất có hành vi tốt “. Tương tự như vậy, nếu con bạn không cư xử tốt, nói, “Cách con biểu hiện tại các siêu thị hôm nay làm mẹ buồn ‘. Nó có thể có vẻ hơi văn vẻ đối với 1 đứa trẻ, nhưng điều này sẽ giúp phát triển ngôn ngữ, tư duy phản biện và sự nhân ái của con.
KHÔNG NHẤT QUÁN TRONG VIỆC KỶ LUẬT
Có bao nhiêu cha/ mẹ đã từng trãi qua việc – bảo con hết giờ chơi trên vi tính, nhưng con cứ ngồi lỳ, không nghe và cứ tiếp tục chơi. và chúng ta phải nhắc lại nhiều lần, thậm chí đe dọa: “Nếu con không tắt vi tính ngay, con sẽ không được xem TV trong tuần này” và …. . Nhưng con vẫn tiếp tục với game của mình trên vi tính, và đôi khi phải x6ng thẳng vào và tắt máy, thậm chí lôi con ra khỏi máy tính. Và chúng ta quên mất lời đe dọa đầu tiên về tivi, dần con xem lời nói của ta chỉ nói thôi, chứ không mang hiệu quả của kỷ luật nào cả.
Việc thay thế: không nên thực hiện các lời hứa mà không thể giữ được, hay không thực thi, nhất là trong trường hợp này chỉ là đe dọa. Thiết lập giới hạn và tuân thủ chúng. Hãy nhất quán với các nguyên tắc đã thiết lập. Khi đã là quy tắc thì đã có sự hiểu, biết và chấp nhận và tuân thủ, cho nên không co việc thương lượng, trả giá, hay năn nỉ của con. Nếu con thực thi theo quy tắc dù con có vẻ không vui, hãy cám ơn con vì đã tuân thủ quy tắc.
MONG ĐỢI QUÁ CAO
Lấy ví dụ trước đó của đứa trẻ trong siêu thị. Bạn thường mong con ngồi trong giỏ mua hàng một cách ngoan ngoãn thôi, tay chân yên không táy máy, không trèo lên trèo xuống, hay đứng lên đứng xuống. Bạn có thấy như vậy là mong đợi quá cao so với một đứa trẻ không?
Việc thay thế: Các chuyên gia nói rằng trẻ nhỏ không được thiết lập để biết các chuẩn mực xã hội. Trẻ nhìn thấy một gói kẹo đầy màu sắc, và bản năng muốn có nó ngay. Có một lựa chọn khác dễ dàng hơn là không cho con trẻ đi thì sẽ tránh được các phiền phức, nhưng như vậy chúng ta sẽ chẳng có cơ hộidạy con cách cư xử tốt tại một siêu thị, hay nơi công cộng. Tốt nhất là mong đợi sẽ nhắc nhở con một vài lần trước khi con cư xử đúng mực, và hãy khen ngợi hành vi tốt của con đúng lúc.
MỘT PHƯƠNG PHÁP CHUNG KHÔNG CÓ NGHĨA THÍCH HỢP VỚI MỌI ĐỨA TRẺ
Bạn có thể phạt time-out với cô con gái một cách hiệu quả, nhưng với câu em trai thì hoàn toàn trái ngược, khi phạt con ngồi vào góc suy nghĩ thì con không ngồi yên, bạn nên làm gì?
Việc thay thế: Phải hiểu và phân tích tính cách của con mình trước đưa ra các biện pháp phạt hay kỷ luật hiệu quả. Mỗi đứa con là hoàn toàn khác nhau, ngoài ra, độ tuổi khác nhau đòi hỏi các phương pháp khác nhau của kỷ luật. Bạn không thể mong đợi một bé 18 tháng tuổi có thể phạt time-out như một bé 4 tuổi được.
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook và Google+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam.
Bài viết liên quan:
10 cách phạt con hiệu quả nhất! Mẹ nên áp dụng thay vì dùng roi vọt
Phương pháp dạy con ngoan, kỷ luật kiểu Nhật áp dụng với bé 0-12 tháng tuổi
Thủ thỉ cùng con trai … Những điều mẹ muốn dạy con trước khi vào đời!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!