Kích thước túi thai là một trong những chỉ số cho thấy con có phát triển bình thường hay không. Kích thước túi thai nếu to hơn tuổi thai ở giai đoạn đầu thai kỳ là do đa ối hoặc dư ối. Còn nếu nhỏ thì có thể tốc độ tăng trưởng của thai bị chậm. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Túi thai là gì? Vì sao lại phải quan tâm đến bảng kích thước túi thai theo tuần?
- Mẹ có biết về những thông số chuẩn của kích thước túi thai?
- Hai nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi liên quan đến kích thước túi thai
- Có thể tính toán so sánh kích thước túi thai với tuổi thai không?
- Mẹ bầu phải làm gì để kích thước túi thai ổn định?
Túi thai là gì? Vì sao lại phải quan tâm đến kích thước túi thai?
Túi thai là một túi nằm trong phần dạ con của các mẹ bầu. Tác dụng chính của nó là bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi từ khi mới hình thành và cho đến khi bé được chào đời. Để có thể dễ dàng tưởng tượng hơn, mẹ cứ tưởng tượng túi thai như một ngôi nhà chứa đầy thức ăn trong đó cho con vậy. Thức ăn ở đây sẽ là chất lỏng dinh dưỡng để nuôi con phát triển.
Ngoài ra, túi thai còn có thể được miêu tả giống như một tấm nệm giúp thai nhi có thể tránh được các va đập từ bụng và cũng là màng chắn quan trọng giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào thai nhi. Chính vì vậy, khi túi thai vỡ nếu chưa tới ngày dự sinh của thai kỳ thì điều này có thể sẽ rất nguy hiểm tới thai nhi. Bé cần phải cấp cứu càng sớm càng tốt.
Lượng nước trong túi thai được tạo ra từ nhau thai, màng ối và hệ tuần hoàn của các mẹ bầu trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Do nước ối có tác dụng giúp thai nhi duy trì sự sống trong bụng mẹ nên nếu người mẹ quá quá ít nước ối hay quá dư thừa chất lỏng này thì có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Túi thai có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi từ những ngày đầu mẹ mang thai (Ảnh: istockphoto)
Mẹ đã biết chưa?
Mẹ có biết về những thông số chuẩn của kích thước túi thai?
Đừng coi thường việc theo dõi kích thước túi thai. Đây cũng là một trong những chỉ số cho thấy con có phát triển bình thường hay không. Chưa kể, lượng nước ối trong túi có đủ không. Nguy cơ làm vỡ túi ối là bao nhiêu…
Dưới đây là số đo kích thước túi thai theo tuần chuẩn mà mẹ có thể tham khảo.
- Thai 4 tuần: Kích thước túi ối chỉ khoảng 3 – 5mm
- 5 tuần: khoảng 5 – 10mm
- Thai 6 tuần: Kích thước túi ối khoảng 10 – 15mm
- Kích thước túi ối thai 7 tuần: khoảng 15 – 20mm
Cứ tiếp tục như vậy cho tới tuần thứ 39 thì kích thước túi ối rơi vào khoảng 175 – 180mm.
Kích thước túi ối thai 5 tuần
Các mẹ bầu có thể tham khảo bảng kích thước túi nước ối khi thai 5 tuần theo chia sẻ của các chuyên gia y tế:
- Thai 5 tuần tuổi kích thước túi nước ối sẽ là 5.5mm
- Thai nhi 5 tuần tuổi + 1 ngày có kích thước túi ối là 6mm
- 5 tuần tuổi + 2 ngày có kích thước khoảng 7mm
- Thai nhi 5 tuần tuổi + 3 ngày có kích thước túi ối là 8mm
- Thai nhi 5 tuần tuổi + 4 ngày có kích thước khoảng 9mm
- 5 tuần tuổi + 5 ngày có kích thước túi ối là 10mm
- Kích thước túi ối thai 5 tuần+ 6 ngày là 11mm
Nếu phát hiện tuổi thai lớn hơn so với kích thước túi ối thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế siêu âm và thăm khám lại. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp.
Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy túi thai?
Quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng thành công tạo ra 46 bộ NST. Trứng được thụ tinh được gọi là phôi dâu và tiếp tục di chuyển vào tử cung người mẹ để làm tổ. Vào ngày thứ 17 của thai kỳ, mẹ đã có thể phát hiện túi thai nhờ siêu âm đầu dò. Lúc này kích thước túi thai vào khoảng 2-3mm.
Thời điểm xuất hiện túi thai ở mỗi thai phụ là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu mẹ đi siêu âm sau ngày thứ 17 mà vẫn chưa thấy túi thai thì cũng không nên lo lắng và có thể kiểm tra lại vào tuần thai thứ 4 trở đi thì sẽ cho kết quả rõ nét hơn.
Hai nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi liên quan đến kích thước túi thai
Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, nguy cơ sinh con non hoặc khó có con thì cần phải theo dõi túi thai từ sớm. Vì bất cứ sự cố nào trong giai đoạn này cũng gây cản trở quá trình trứng thụ tinh và di chuyển vào buồng tử cung. Thậm chí khi túi thai gặp sự cố cũng sẽ gây ra các vấn đề khác như hội chứng mang thai giả hoặc bóc tách túi thai,… đe dọa đến phôi thai. Chính vì bậy, mẹ cần phải theo dõi và hạn chế tối đa các nguy hiểm cho túi thai trong thời gian đầu này.
Dư nước ối
Biểu hiện của việc dư nước túi ối là gì? Đó là mẹ bầu cảm thấy tức ngực, khó thở. Khả năng nước ối đi vào tuần hoàn máu của mẹ rất cao. Thậm chí nặng hơn vì tắc mạch ối nên tính mạng người mẹ có thể bị đe dọa. Nhiều trường hợp thừa nước ối khiến túi ối bị vỡ. Đồng thời, gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi hoặc trẻ sinh ra có khả năng bị vàng da.
Dư ối hoặc thiếu ối đều là những dấu hiệu nguy hiểm (Ảnh: istockphoto)
Mẹ đã biết chưa?
Nguyên nhân gây nên tình trạng dư nước ối lúc mang thai
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh, Trưởng khoa Sản phụ khoa, Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, các nguyên nhân thường gặp của tình trạng dư ối là:
- Mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường: Có đến 10% phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bị dư nước ối. Để giảm lượng nước ối này, các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình.
- Mẹ mang đa thai: Những mẹ bầu thai đôi, thai ba… thì khả năng dư nước ối rất cao vì sự trao đổi chất giữa các bào thai không được cân bằng, một thai thể có nhiều nước ối trong khi thai còn lại thì có rất ít nước ối.
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh ngay trong bụng mẹ: Khi trẻ bị các dị tật bẩm sinh hoặc bị các vấn đề như sứt môi, hẹp môn vị, não úng thủy… thì nhiều khả năng bé sẽ ngừng nuốt nước ối trong khi thận của trẻ vẫn tiếp tục bài tiết nước tiểu.
- Do sự nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như rút bớt nước ối, sử dụng thuốc kiểm soát nước ối hay buộc phải sinh con sớm nếu gặp biến chứng.
Thiếu nước ối
Thiếu nước ối vào từng thời điểm cụ thể khi mang thai sẽ gây ra những rủi ro khác nhau cho mẹ và bé. Nếu bị thiếu ối trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tác động tới phổi, thận hay những bất lợi khác cho thai nhi phát triển. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến kích thước túi ối nhỏ hơn tuổi thai.
Nguyên nhân chính của việc thiếu ối là do vỡ ối. Cũng có thể là túi ối bị rò rỉ. Mặt khác, mẹ bầu có sức khỏe kém và mắc các bệnh như tiểu đường, thiếu máu, một số bệnh di truyền đều có thể dẫn tới bị thiếu ối.
Phương pháp xử lý hiệu quả cho tình trạng này là nếu thai chưa đủ tuổi thì mẹ bầu phải dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và kết hợp với việc nghỉ ngơi nhiều hơn trên giường. Còn nếu thai đã gần đủ tháng thì bác sĩ sẽ đề xuất sinh sớm. Hình ảnh túi thai có thể được nhìn thấy dễ dàng với sự trợ giúp của công nghệ.
Có thể tính toán so sánh kích thước túi thai với tuổi thai không?
Dựa trên các nghiên cứu khoa học, mẹ có thể căn cứ vào công thức tính tuổi thai nhi theo đường kính trung bình của túi thai (MSD) và chiều dài đầu mông (CRL) như sau:
- CRL (cm) + 6,5 (tuần).
- MSD + 30 (ngày).
Ví dụ: Với chỉ số CRL 7.5mm, thai nhi tương đương 0,75 + 6,5 = 7,25 tuần. Với đường kính túi thai nhi (nếu là đường kính trung bình) là 16mm, tuổi thai nhi tương đương: 30+ 16 = 46 ngày = 6 tuần 4 ngày.
Vậy kích thước của túi thai như trên là nhỏ hơn 1 chút so với chiều dài đầu mông. Do đó, tốc độ tăng trưởng của túi thai là chậm. Tuy nhiên, mẹ bầu cần trao đổi cụ thể với bác sĩ đã trực tiếp siêu âm cho mình để được tư vấn thêm. Vì khi đo một chiều thì sai số siêu âm sẽ cao hơn.
Còn nếu kích thước túi ối to hơn tuổi thai ở giai đoạn đầu thai kỳ là do đa ối hoặc dư ối. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu đáng lo ngại vì trong thời gian đầu mang thai, kích thước túi ối còn có thể thay đổi do quá trình tuần hoàn của thai.
Mẹ có thể dựa vào công thức trên để tự tính được kích thước của túi thai nhé (Ảnh: istockphoto)
Mẹ bầu phải làm gì để kích thước túi thai ổn định?
Có bầu đã khó rồi, giữ được con phát triển khỏe mạnh còn khó hơn. Mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Khi có bầu, chỉ một dấu hiệu đau bụng cũng cần phải được chú ý. Để giữ được con ổn định, túi thai phát triển bình thường, hãy lưu ý:
- Khi siêu âm nếu thấy rõ tim thai và phôi thai thì chứng tỏ được thai đang phát triển hết sức bình thường và bạn không cần lo lắng.
- Dù ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, việc giữ vững tinh thần thoải mái, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết. Đừng suy nghĩ hay lo lắng thái quá vì sẽ ảnh hưởng xấu đến bé.
- Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu như rau xanh, trái cây, thịt, sữa, trứng, ngũ cốc và các loại đậu. Nên hạn chế ăn nhiều chất béo, tinh bột, đường và calorie.
- Đừng quên bổ sung thực phẩm chứa axit folic để ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho trẻ.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Tránh tập quá nặng hoặc quá sức trong thời gian dài.
- Kết hợp cùng một số bài tập Yoga sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn
- Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Túi ối nhỏ hơn tuổi thai phải làm sao?
Không ít mẹ đi khám thai được chẩn đoán túi ối nhỏ hơn tuổi thai và cảm thấy lo lắng, như trường hợp của mẹ Lê Thị Hồng Hạnh (1997)
“Chào bác sĩ. Em đi siêu âm thai thai, bác sĩ kết luận túi thai 20,6mm, CRL 16mm, túi thai nhỏ hơn so với tuổi thai. Vậy bác sĩ cho em hỏi túi thai nhỏ hơn so với tuổi thai có phải dấu hiệu nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn bác sĩ.”
Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Bác sĩ Sản Phụ Khoa – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đã trả lời câu hỏi này như sau:
“Theo kết quả của em thì thai em cũng khá lớn không tương thích với túi ối của em. Thường nếu túi ối nhỏ hơn nhiều so với thai thì thai nhi hay có bất thường về hệ tiết niệu. Với trường hợp kích thước túi thai nhỏ như thế này, em nên theo dõi sát thai kỳ mỗi tuần để xem em bé phát triển tốt không, còn ở tuổi thai nay thì hiện không có phương pháp điều trị…”
Lời kết
Kích thước túi thai theo tuần tuổi có thể chiếu theo quy chuẩn và nghiên cứu khoa học. Hình ảnh túi thai có thể hiện rõ trên máy siêu âm. Đặc biệt, khi kích thước túi thai 5 tuần đã có thể nhìn thấy rồi. Mẹ bầu nhớ đảm bảo sức khỏe và tránh vận động quá nặng. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chúc mẹ khỏe mạnh nhé.
Nguồn tham khảo: Túi thai nhỏ hơn so với tuổi thai có nguy hiểm không?, Làm thế nào khi bị dư ối lúc mang thai?, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!