Mang thai đôi 1 túi ối, hay song sinh đơn bào, là một tình huống hiếm gặp. Em bé có thể gặp rủi ro vướng dây rốn, dễ sinh non và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, bé hoàn toàn có thể được sinh ra khỏe mạnh.
Mang thai đôi 1 túi ối là gì?
Cặp song sinh cùng túi ối phát triển từ một tổ hợp trứng và tinh trùng duy nhất. Cặp song sinh này giống hệt nhau, nằm chung trong một túi ối duy nhất. Nhưng hai bé có hai dây rốn tách biệt để lấy dinh dưỡng từ một nhau thai. Những ca mang thai đôi như vậy rất hiếm và đồng nghĩa với việc đối diện với rủi ro cao.
Các bé sinh đôi cùng túi ối thường giống hệt nhau và cùng giới tính vì có bộ gen giống nhau. Chưa có trường hợp bất thường nhiễm sắc thể nào dẫn đến song sinh nam – nữ cùng túi ối.
Siêu âm là cách duy nhất để phát hiện cặp song sinh cùng túi ối. Khi siêu âm, các bác sĩ sẽ tìm một đường màng mỏng để cho thấy hai bé nằm trong túi ối riêng biệt. Rất khó chẩn đoán tình trạng song sinh này trong những tuần đầu vì màng phân chia quá mỏng. Lần siêu âm sau đó có thể cho thấy chính xác có màng phân chia giữa hai bé không.
Rủi ro của tình huống mang thai đôi 1 túi ối
Cặp song sinh cùng túi ối đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong suốt thai kì. Vì thế mẹ sẽ cần được theo dõi sức khỏe bởi bác sĩ sản khoa có chuyên môn trong những tình huống mang thai nguy cơ cao.
Biến chứng dây rốn
Cặp sinh đôi cùng túi ối có hai dây rốn riêng. Khi bé di chuyển trong túi ối, các dây có thể giao nhau. Điều này có thể khiến bé bị đe dọa tính mạng. Dây rốn quấn càng lâu thì nguy cơ càng cao. Thậm chí một trong hai bé, hoặc cả hai bé có thể tử vong.
Hội chứng truyền máu song sinh
Cặp song sinh cùng túi ối dễ mắc hội chứng truyền máu song sinh (TTTS). Điều này diễn ra khi một trong hai bé truyền máu cho bé còn lại. Bé nhận máu thường sẽ nhận được nhiều máu hơn. Khi đó bé xuất hiện tình trạng đa niệu, phù nề, suy tim,… Trong khi bé còn lại sẽ phát triển chậm hơn dẫn đến thiểu niệu, nhẹ cân. Việc hai bé có cùng túi ối khiến việc chẩn đoán TTTS khó khăn hơn. So sánh sự phát triển thể chất của cặp song sinh là cách duy nhất để chẩn đoán tình trạng này.
Mức nước ối bất thường
Cặp song sinh cùng túi ối dễ bị ảnh hưởng bởi mức nước ối quá thấp (oligohydramnios) hoặc quá cao (polyhydramnios).
Thiếu máu cung cấp cho một trong hai bé có thể dẫn đến không đủ nước ối, khiến bé bị hạn chế chuyển động. Bàng quang của bé cũng nhỏ hơn, bé phát triển chậm hơn khi thiếu ối.
Ngược lại, nước ối quá cao dẫn đến bàng quang bé mở rộng. Ngoài ra bé có khả năng bị suy tim.
Cân nặng khi sinh thấp
Cặp sinh đôi cùng túi ối có nguy cơ cân nặng thấp hơn 4 lần so với cập sinh đôi có riêng túi ối.
Sinh non
Sau 24 tuần, tỷ lệ sống sót của cặp song sinh cùng túi ối là khoảng 75% đến 80%. Nhiều cặp song sinh cùng túi ối gặp biến chứng ở tuần thứ 26. Do đó bé phải sinh non, hoặc phải được lấy thai.
Theo dõi và điều trị mang thai đôi 1 túi ối
Công nghệ hiện đại đã cho phép các bác sĩ quan sát em bé trong bụng mẹ. Siêu âm độ phân giải cao, siêu âm Doppler, xét nghiệm non-stress test sẽ giúp bác sĩ đánh giá các triệu chứng và xác định các vấn đề tiềm ẩn về dây rốn.
Nếu bé bị chèn ép dây rốn trong thai kì, em bé không thể sống sau. Nguy cơ này rất cao ở những trẻ sinh đôi cùng túi ối sau 34 tuần. Vì thế, tất cả các cặp song sinh cùng túi ối sẽ được chỉ định mổ lấy thai vào khoảng 34 tuần. Trường hợp này được chỉ định mổ để tránh tình trạng sa dây rốn. Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng steroid để thúc đẩy phổi trẻ phát triển. Nhờ đó có thể cải thiện cơ hội sống sót bên ngoài tử cung.
Mang thai đôi 1 túi ối hiếm và khá nguy hiểm. Tuy nhiên đã có rất nhiều trường hợp cặp song sinh như thế được chào đời và phát triển khỏe mạnh. Vì thế mẹ hãy yên tâm dưỡng thai, thường xuyên đến bác sĩ theo dõi thai để bé phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm:
Biến chứng thai kỳ các mẹ bầu cần theo dõi!
Các vấn đề về dây rốn thai nhi mà mẹ bầu cần chú ý !
5 biến chứng nguy hiểm sanh con trong quá trình chuyển dạ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!