Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tính sai tuổi thai nhi, que thử thai cho kết quả không chính xác hoặc nghiêm trọng hơn là sảy thai. Vì thế mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
- Quá trình diễn ra việc hình thành túi thai và phôi thai
- Những nguyên nhân khiến cho siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai
- Mẹ bầu nên làm gì khi siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai?
Khi biết chắc chắn mình mang thai, chắc hẳn các mẹ rất hạnh phúc và vui mừng. Tuy nhiên, khi đi siêu âm thì nhiều chị em gặp trường hợp siêu âm có túi thai trong tử cung nhưng lại không có phôi thai. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, kích thước lúc này đã có sự tăng trưởng đáng kể. Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn bắt đầu phân hóa, các cơ quan khác cũng phát triển mạnh, túi phôi hình thành.
Quá trình diễn ra việc hình thành túi thai và phôi thai
Để hiểu rõ nguyên nhân vì sao siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai, trước tiên, bạn cần biết về quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ cần 7 – 10 ngày để di chuyển vào tử cung và làm tổ.
Quá trình hình thành phôi thai từ 12 – 14 ngày hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa của mẹ bầu
Sau đó, túi thai bắt đầu hình thành rồi phôi thai mới có thể bám rễ vào thành tử cung. Tùy theo cơ địa của mẹ, quá trình có thể diễn ra nhanh hay chậm, từ 12 – 14 ngày. Vào khoảng tuần 5 của thai kỳ, nồng độ HCG đạt chuẩn và lúc đó, bạn có thể nhìn thấy phôi thai nhờ siêu âm.
Mẹ có thể quan tâm:
Thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi, có phải mẹ đã bị sảy thai?
Những nguyên nhân khiến cho siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai
Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có túi thai nhưng không thấy phôi thai khi siêu âm. Trong đó, phổ biến có thể kể đến như:
Dấu hiệu sảy thai
Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau cứng bụng thì nguyên nhân có thể do bạn đã bị sảy thai. Lúc này, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm khác. Tùy vào tình hình thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định các cách xử lý khác nhau.
Chưa thấy phôi thai vì tính sai tuổi thai nhi
Như đã đề cập, thời gian cần cho việc trứng thụ tinh và làm tổ là 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, ở một số người, khoảng thời gian này có thể kéo dài đến 12 – 14 ngày. Bên cạnh đó, việc xác định chính xác ngày trứng thụ tinh là khá khó. Do vậy, tuổi thai bị xê dịch là điều có thể xảy ra.
Khi siêu âm không thấy được phôi thai trong túi thai, nguyên nhân có thể do mẹ đã siêu âm sớm. Bạn có thể chờ thêm và siêu âm lại theo chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn này, bạn đừng nên quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ bầu nên nghỉ ngơi và giữ tâm trạng thoải mái để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Que thử cho kết quả sai nên không thể có phôi thai
Có nhiều chị em siêu âm có túi thai nhưng thử que 1 vạch. Nguyên lý hoạt động của que thử thai là dựa vào nồng động HCG trong nước tiểu. Nếu HCG đạt đủ nồng độ thì que sẽ hiện 2 vạch. Điều này chứng tỏ bạn mang thai. Thế nhưng trong vài trường hợp, do que hết hạn, thử sai cách hay nước tiểu không tinh khiết, kết quả xác định có thai bị sai lệch.
Đôi lúc que thử thai cho kết quả sai
Bên cạnh đó, một số loại dược phẩm như thuốc cũng làm thay đổi nồng độ HCG. Vì vậy, dù que thử cho 2 vạch nhưng lúc siêu âm không thấy phôi thai. Nó đồng nghĩa với việc bạn chưa có thai.
Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung nên không thấy phôi thai
Đây là hiện tượng khá nguy hiểm đối với mẹ bầu. Trứng sau khi thụ tinh không di chuyển vào bên trong mà làm tổ ngoài tử cung. Dù siêu âm có túi thai trong tử cung nhưng bác sĩ không thể nhìn thấy phôi thai trong túi ối.
Biểu hiện thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là ra dịch màu đen, phần bụng dưới rốn đau âm ỉ. Khi phát hiện tình trạng này, chị em nên đi khám ngay để xử lý kịp thời. Việc để lâu sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu.
Mang thai trứng
Đây là hiện tượng mà những tế bào nuôi dưỡng thai nhi phát triển quá nhanh. Chúng làm cho các mao mạch rốn không kết nối theo kịp và gây phù nề. Các gai nhau phù nề sẽ dần bị thoái hóa, tạo thành túi dịch và chiếm diện tích tử cung.
ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Có túi thai nhưng không có phôi là dấu hiệu rõ nét nhất của tình trạng mang thai trứng rỗng. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu như trễ kinh nguyệt, buồn nôn, thậm chí kết quả thử thai là dương tính khiến mẹ bầu dễ hiểu nhầm là đã mang thai. Tuy nhiên, sau đó sẽ có các triệu chứng nặng hơn như co thắt và đau vùng bụng, chảy máu âm đạo”.
Tình trạng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu. Phát hiện muộn có thể gây ra băng huyết, chảy máu ổ bụng và ăn sâu vào cơ tử cung. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng tương đối hiếm gặp. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra kĩ để xử lý kịp thời nếu không may bị mang thai trứng.
Mẹ có thể quan tâm:
Siêu âm thấy có noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai thì có nguy hiểm không?
Mẹ bầu nên làm gì khi siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai?
Trong giai đoạn thai kỳ, nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện. Sau khi siêu âm có túi thai nhưng không có phôi thai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chuyên sâu. Điều này sẽ giúp đưa ra kết luận chính xác nhất.
Mẹ bầu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Tiếp sau, bạn cần làm đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ không chỉ định. Đồng thời, bạn cũng nên chọn những địa chỉ thăm khám uy tín như bệnh viện lớn.
Tâm lý của người mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Chị em cần lưu ý rằng, việc quá căng thẳng cũng có nguy cơ gây ra sảy thai, nhất là ở giai đoạn thai nhi vừa bắt đầu hình thành.
Siêu âm có túi thai nhưng lại không có phôi thai là tình trạng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Tốt nhất, mẹ bầu nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là cách giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé.
Nguồn tham khảo: Mang thai trứng trống (trứng rỗng): Những điều cần biết – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!