Nguyên nhân thai không có phôi có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Một số đó là các trường hợp do nhiễm sắc thể, cấu trúc gen, trứng hoặc tinh trùng kém chất lượng hay do sự bất thường trong việc phân chia tế bào,… Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì mẹ bầu nên chăm sóc sức khoẻ thật tốt để vượt qua giai đoạn này. Hãy đọc bài viết để biết:
- Thai không có phôi (trứng trống) có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân thai không có phôi là gì?
- Dấu hiệu nhận biết thai không có phôi
- Mẹ bầu nên làm gì khi gặp tình trạng này?
Thai không có phôi (trứng trống) có nguy hiểm không?
Vui mừng, hồi hộp chờ đợi lần siêu âm đầu tiên sau khi đã kiểm tra bằng que thử thai nhưng chắc hẳn không ít mẹ sẽ khá bối rối khi nghe về thuật ngữ này.
Theo đó, tình trạng bà bầu mang thai không có phối được xem là một dạng sảy thai sớm, thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thậm chí có nhiều trường hợp còn chưa biết mình đã mang thai nhưng đã gặp phải tình trạng đáng tiếc này.
Không có phôi thai (trứng trống) là hiện tượng trứng đã được thụ tinh trong tử cung lại không thể phát triển thành phôi thai. Với tình trạng phôi thai rỗng như vậy, bạn vẫn hoàn toàn thấy các dấu hiệu mang thai như lượng hormone thai kỳ hCG vẫn tăng, thử máu và nước tiểu cho ra kết quả mang thai hoặc ốm nghén,… Nhưng thật đáng tiếc, mang thai không có phôi thai được xem là một dạng sảy thai không mong muốn đối với người phụ nữ.
Bài viết liên quan:
Nguyên nhân thai không có phôi là gì?
Hiện tượng thai không có phôi là gì? Trước tiên bạn cần hiểu rằng, hiện tượng này hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ người phụ nữ nào trong thai kỳ.
Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trứng rỗng khi mang thai có thể do nhiễm sắc thể, cấu trúc gen, trứng hoặc tinh trùng kém chất lượng hay do sự bất thường trong việc phân chia tế bào đều,… đây là những nguyên nhân dẫn đến việc không có phôi thai. Đây có thể được xem như một cơ chế đào thải tự nhiên đối với một phôi thai không hoàn hảo bởi nếu em bé có hình thành thì rất có thể bé sẽ gặp phải các dị tật bẩm sinh khó lường.
Trứng trống có thể tự loại bỏ hoặc phải nhờ vào sự can thiệp của y học
Như vậy, để xác định nguyên nhân mẹ bầu bị trứng trống thì cần làm xét nghiệm cho cả hai vợ chồng, về sức khỏe tổng quát, tình trạng nhiễm trùng bào thai, kiểm tra nhiễm sắc thể… Mà ngay cả sau khi xét nghiệm tất cả vẫn chỉ tìm được khoảng 75% nguyên nhân mà thôi. Còn đến 25% không tìm thấy nguyên nhân. Do đó, bạn cần tư vấn trực tiếp với bác sĩ để có phương hướng chuẩn bị cụ thể cho lần mang thai tiếp theo.
Dấu hiệu nhận biết thai không có phôi
Mang thai trứng trống là biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Mặc dù phôi thai không phát triển nữa nhưng lượng hoóc môn hCG vẫn tiếp tục tăng do nhau thai sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, mẹ sẽ thấy mình vẫn mang các dấu hiệu mang thai như chóng mặt, buồn nôn, trễ kinh, cương ngực, … cho tới tuần thai thứ 8-13. Sau đó, từ trứng trống sẽ chuyển sang giai đoạn sảy thai.
Dấu hiệu mang thai trứng trống rất khó xác định. Một vài biểu hiện bạn có thể nhận thấy hoặc cảm thấy lờ mờ như chảy máu âm đạo, đau bụng vùng dưới, cảm giác căng tức bầu ngực biến mất,…
Hơn nữa dấu hiệu của tình trạng này rất dễ bị bỏ qua, vì nó có biểu hiện giống như một chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó mẹ bầu sẽ thấy âm đạo ra máu, đôi khi lượng máu sẽ tăng nhiều hơn lượng máu hành kinh một ít nên rất dễ hiểu lầm. Thế nhưng các dấu hiệu mang thai không có phôi kể trên cũng không thể xác định chính xác. Tốt nhất là các chị em nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tuy vậy, để kết luận chính xác về việc không có phôi thai hay không thì chỉ có thể thực hiện thông qua các xét nghiệm siêu âm mà thôi.
Bài viết liên quan:
Mẹ bầu nên làm gì khi gặp tình trạng này?
Với tình trạng mang thai không mong muốn như nói trên (phôi thai không có khả năng phát triển được nữa), các bác sĩ thường hướng dẫn bạn loại bỏ trứng rỗng theo 3 cách sau:
- Chờ đợi cho đến khi cơ thể tự trục xuất các mô ra ngoài. Lựa chọn này được coi là tự nhiên nhất, nhưng một số phụ nữ gặp căng thẳng khi phải chờ đợi đến thời điểm này. Hơn thế, cách này cũng sẽ không phù hợp nếu quá trình phát triển của thai đã ngừng trên 10 ngày.
- Bác sĩ sẽ kê một loại thuốc gây co thắt tử cung để đẩy trứng đã lụi ra khỏi cơ thể.
- Thực hiện thủ tục phẫu thuật được biết đến như một sự làm giãn nở và nạo thai nhằm loại bỏ tất cả phôi thai bên trong ra khỏi cơ thể.
Dù là theo cách nào thì cơ thể và tâm lý của bạn cũng cần một khoảng thời gian phục hồi cho lần mang thai sau này.
Xem thêm bài liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!