Siêu âm không chỉ đơn thuần là mẹ được nhìn thấy con mà còn kiểm tra sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng siêu âm quá nhiều có thể hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi. Vậy khoảng cách giữa 2 lần siêu âm như thế nào là tốt nhất?
Siêu âm thai kỳ là gì?
Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn với việc sử dụng bước sóng âm thanh có tần số cao hơn tần số tai con người nghe được. Chúng được thông qua cơ thể rồi tiếp tục phản xạ trở lại rồi chuyển đổi thành hình ảnh hiển thị trên màn hình.
Siêu âm cần thực hiện xuyên suốt thai kỳ
Tại sao mẹ bầu cần siêu âm suốt thai kỳ?
Siêu âm cần thực hiện trong suốt quá trình mang thai. Vì siêu âm giúp nhìn thấy được số thai trong tử cung, tim thai hoạt động cùng sự phát triển của thai nhi, tính được ngày dự sinh, đánh giá được tình trạng sức khỏe phần phụ và tử cung của mẹ.
Chi tiết hơn thì kỹ thuật siêu âm thai kỳ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực như:
- Xác định người mẹ có thai hay chưa khi biểu hiện chậm kinh và que thử thai hiện 2 vạch
- Tính được ngày dự sinh và tuổi thai
- Theo dõi sự phát triển của thai theo từng độ tuổi
- Kiểm tra và phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong suốt quá trình thai nhi phát triển
- Xác định được lượng nước ối và nhau thai
Mẹ cần phải siêu âm thai kỳ để biết được thai nhi phát triển như thế nào
Siêu âm 2 lần 1 tuần có gây nguy hiểm cho thai nhi không?
Siêu âm không gây nên sự khó chịu hay bất tiện nào cho mẹ bầu. Do đó, nhiều mẹ muốn xem con phát triển như thế nào và thường xuyên siêu âm. Vậy siêu âm nhiều như vậy, 2 lần trong 1 tuần có gây nguy hiểm cho thai nhi hay mẹ bầu không?
Theo nhiều nghiên cứu, siêu âm không gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu mức độ tiếp xúc vừa phải với sự hợp lý về thời gian và tần suất. Nhưng không vì thế mà các mẹ lạm dụng siêu âm, chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ hay phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, siêu âm liên tục trong một khoảng thời gian dài khiến thân nhiệt mẹ tăng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, siêu âm 2 lần trong 1 tuần là không cần thiết nhé các mẹ bầu.
Cách tốt nhất là mẹ lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm khi thực hiện kỹ thuật này.
Vậy khoảng cách giữa 2 lần siêu âm như thế nào tốt cho thai nhi và mẹ bầu?
Siêu âm nhiều không chỉ làm thân nhiệt của mẹ tăng mà còn mất thời gian và tốn chi phí. Do đó, khoảng cách giữa 2 lần siêu âm không nên quá gần. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ sản khoa thì suốt thai kỳ có 5 thời điểm quan trọng mà bắt buộc mẹ bầu phải đi khám và siêu âm thai.
Khi mẹ phát hiện chậm kinh
Mẹ phát hiện mình chậm kinh và có mua que về thử. Kết quả que hiện 2 vạch thì cần phải đi khám và siêu âm xem thai đậu hay chưa. Siêu âm sẽ cho biết xem có thai hay chưa, thai nằm ở vị trí nào, có khối u ở tử cung hay các dấu hiệu bất thường nào không.
Siêu âm từ tuần 11-13 của thai kỳ
Bác sĩ siêu âm trong giai đoạn này là để biết được độ mờ da gáy của thai nhi. Từ đó, bác sĩ có căn cứ chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng down trong thai kỳ.
Siêu âm tuần 11-13 để đo độ mờ day gáy của thai nhi
Tuần 21-25 của thai kỳ
Siêu âm giai đoạn này để khảo sát hình thái thai nhi và quan sát các bộ phận khác xem có dị tật bẩm sinh gì hay không. Nếu phát hiện các dị tật bất thường, bác sĩ sẽ có những phương án can thiệp kịp thời.
Từ tuần 32-36 của thai kỳ
Siêu âm trong giai đoạn này thì bác sĩ sẽ đánh giá được sự phù hợp giữa độ tuổi với sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng xác định được ngôi thai, lượng nước ối và vị trí bánh nhau.
Siêu âm tuần từ 32-36 để bác sĩ xác định ngôi thai, lượng nước ối… xem việc sinh nở có dễ dàng hay không
Siêu âm ngày sinh
Đến ngày dự sinh thì thai phụ cần siêu âm một lần nữa để biết rõ ngôi thai, cân nặng thai nhi, lượng nước ối, tình trạng thai… để tiên lượng việc sinh đẻ có dễ dàng không. Thông thường, thai phụ sẽ khám thai khoảng 7 lần trong suốt thai kỳ.
Nhưng với một số trường hợp như tim sản, tiểu đường, huyết áp… thì cần tăng số lần khám. Số lần siêu âm cũng tăng lên theo chỉ định của bác sĩ sản khoa.
Sự phát triển ngày càng hiện đại của khoa học mà kỹ thuật siêu âm ngày càng chuẩn xác. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán đúng về tình trạng thai nhi và mẹ bầu. Từ đó, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và có sự can thiệp đúng lúc.
Nhưng khoảng cách giữa 2 lần siêu âm không quá dày. Bên cạnh đó, chúng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu mẹ bầu phát hiện các dấu hiệu bất thường nào thì cần đến ngay phòng khám để được hỗ trợ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!