Khi nào nên cho bé ăn ngày 3 bữa là khoa học và phù hợp nhất?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, ăn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho sức khỏe của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào cho bé ăn ngày 3 bữa? Khi trẻ được 8-9 tháng, mỗi ngày trẻ có thể bắt đầu ăn từ 2-3 bữa cháo và 1-2 bữa ăn phụ với món phụ là sữa chua hoặc các loại trái cây. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Khi nào cho bé ăn ngày 3 bữa?
  • Nên cho bé ăn những loại thực phẩm nào là tốt nhất?
  • Tác hại của việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
  • Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách
  • Thời gian biểu cho bé ăn dặm khoa học

Khi nào cho bé ăn ngày 3 bữa?

Trong giai đoạn bé mới bắt đầu tập ăn dặm, các loại bột ăn liền là sự lựa chọn hợp lý, vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa nhanh gọn, dễ làm cho mẹ. Khi trẻ đã quen hơn, mẹ có thể tăng độ đặc của bột để trẻ làm quen với thức ăn sau này. Từ tháng thứ 9 là mẹ có thể chuyển sang cháo nghiền và các loại cháo đặc hơn cho bé.

Trẻ mấy tháng thì cho ăn ngày 3 bữa? Khi trẻ được 8-9 tháng, mỗi ngày trẻ có thể bắt đầu ăn từ 2-3 bữa cháo và 1-2 bữa ăn phụ với món phụ là sữa chua hoặc các loại trái cây. Thức ăn dặm cho bé phải được thái nhỏ hoặc nghiền nát, nấu nhừ, chứa đầy đủ các thành phần tinh bột, đạm, rau xanh cân bằng. Nên cho vào cháo của bé một thìa nhỏ dầu ăn và vài giọt nước mắm hoặc nhúm muối thật nhỏ. Trong rau xanh có chứa một số vitamin chỉ tan trong dầu, vì vậy,cho dầu ăn vào cháo sẽ giúp bé hấp thụ được hết số vitamin có lợi cho sức khỏe.

Khi nào cho bé ăn 3 bữa cháo? Khi trẻ được 10 tháng tuổi thì mẹ có thể chuyển sang cho trẻ ăn cháo đặc ngày 2 - 3 bữa.

Khi trẻ được 8 đến 9 tháng tuổi mẹ đã có thể cho bé ăn từ 2 đến 3 bữa một ngày (Ảnh: istockphoto)

Theo giáo sư tâm lý học và nhi khoa - Irene Chatoor - Trung tâm Y tế Quốc gia, Washington, Mỹ cho biết:" Trẻ em cần được đối xử như thành viên thực thụ trong gia đình. Không nên vì bất kì lý do nào để tách trẻ khỏi mâm cơm với các thành viên trong gia đình. Khi được ăn cùng bố mẹ và các thành viên khác của gia đình, trẻ sẽ học được cách ăn uống các bữa ăn một cách tự nhiên thông qua quan sát. Ăn cùng gia đình sẽ tạo ra cảm giác thích thú và tâm trạng phấn khởi với bữa ăn". Chính vì vậy, ngày từ khi cho bé ăn ngày ba bữa, bố mẹ hãy để bé ngồi ăn chung với bữa ăn của cả gia đình.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa và cách ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này

Gợi ý thực đơn ăn sáng cho bé 1-3 tuổi ngon miệng, phát triển khoẻ mạnh

Nên cho bé ăn những loại thực phẩm nào là tốt nhất?

1. Đạm

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, khi bé mới tập ăn dặm, đạm từ thịt lợn, gà và lòng đỏ trứng là những lựa chọn tốt nhất. Sau đó bé có thể ăn thịt bò, cá, tôm, cua từ tháng thứ 7. Trẻ từ 12 tháng trở lên đã có thể ăn cả lòng trắng trứng

Mẹ nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá...) và đạm từ thực vật (các loại đậu đỗ...), và nhớ đừng cho ăn quá nhiều sẽ quá khả năng tiêu hóa của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Rau củ quả

Mẹ nên đan xen nhiều loại rau xanh và củ quả đa dạng khác nhau vào mỗi bữa ăn cho trẻ, chỉ lưu ý hạn chế các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...) có thể khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu.

3. Dầu mỡ

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh, chất béo có chức năng cung cấp năng lượng và là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo có tác dụng là dung môi để các vitamin A,D,E,K... hòa tan hấp thu vào cơ thể. Mẹ hãy cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ.

4. Trái cây

Bạn có thể bắt đầu làm quen cho trẻ bằng các loại nước trái cây được lọc bã và pha loãng với nước. Sau đó, từ từ chuyển sang nước ép nguyên chất và nước ép cả bã. Cuối cùng là cho trẻ dùng trái cây tươi cắt miếng nhỏ.

Tác hại của việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Tác hại của việc cho ăn dặm sớm? Các mẹ cần lưu ý thật kỹ về thời gian cho bé ăn dặm, nếu muộn quá hoặc sớm quá (Khi bé mới 3-4 tháng tuổi) sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt, chưa thích nghi tốt với nhiều loại thức ăn khác nhau của trẻ.

- Thức ăn khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.

- Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng và miễn dịch.

- Trẻ bú sữa mẹ ít có thể tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.

Ngoài ra, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (Sau tháng thứ 9) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trường, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ (Ảnh: istockphoto)

Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách

Ăn từ ít đến nhiều

Khi mới bắt đầu, mẹ hãy cho bé làm quen với thực ăn bằng 1 bữa chính đi kèm nhiều bữa phụ và uống sữa. Khi dạ dày trẻ đã quen hơn hãy tăng lượng thức ăn và số bữa chính lên 2-3 bữa/ngày.

Ăn từ lỏng đến đặc

Mẹ có thể cho trẻ bắt đầu với các loại bột loãng rồi tới cháo loãng cơm nghiền và cháo đặc hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ ăn dặm ngày mấy lần: Lịch ăn dặm qua các tháng dành cho bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào nên cai sữa cho bé và tại sao bé lại cần phải cai sữa?

Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm

Do cơ thể của trẻ còn rất non nớt nên các mẹ cần lưu ý mua các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng, an toàn.

Thời gian biểu cho bé ăn dặm khoa học

Thời điểm này, vì cơ thể của bé đã thích ứng được với 3 bữa ăn/ngày nên mẹ cần chú ý sắp xếp thời gian các bữa ăn sao cho hợp lý và tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Thực đơn hàng ngày cần cân bằng và cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng đường bột, chất béo, chất đạm, chất xơ và các vitamin. Mẹ có thể tham khảo thực đơn mẫu như bên dưới:

  • Buổi sáng khi bé mới thức dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo hoặc bột
  • Buổi trưa: Ăn cơm nhuyễn kèm thức ăn, rau củ mềm…
  • Giữa chiều: Ăn trái cây, sữa chua hoặc các món ăn nhẹ
  • Buổi tối: Ăn tối với cơm hoặc cháo đặc hơn
  • Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Vậy là câu hỏi khi nào cho bé ăn ngày 3 bữa mà nhiều mẹ thắc mắc đã được giải đáp trên đây. Mẹ cần nhớ luôn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và vitamin để phát triển và thông minh hơn nhé.

Nguồn thông tin: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Theo