Hoạt động ngoại khóa cho trẻ – tham vọng của cha mẹ hơn là của con khi có quá nhiều môn ngoại khóa sau giờ học mà thời cha mẹ không có, và đây là một cơ hội và cha mẹ luôn tham vọng con có thể tham gia càng nhiều càng tốt!
“Con gái tôi học lớp 2 và đã quá bận rộn. Một ngày của con thật tất bật từ sáng sớm đến tối tít – con đi học vào buổi sáng và trở lại vào buổi chiều. Sau khi ăn chút đồ lót dạ, con sẽ chuẩn bị vào lớp học piano và nhảy luân phiên, hay Ngoại ngữ, hay vẽ Art nghệ thuật… Tối về con phải ôn bài, làm bài tập ở trường, chuẩn bị bài cho ngày mai, và thời gian còn lại là học ngoại ngữ ở nhà, đọc sách …Cuối tuần con lại có các lớp ngoại khóa khác từ Toán trí tuệ, và các lớp múa, hát…. ”
Bạn thường nghe về lịch trình bận rộn của những đứa trẻ nhỏ từ bố mẹ xung quanh bạn? Rất có thể là, ngay cả con của bạn cũng có thể tham gia vào một loạt các hoạt động ngoại khóa cho trẻ em, để phát triển trí tuệ hoặc cải thiện tính cách của con mình!
Ở nhiều hộ gia đình, trẻ em thường lui tới các lớp học hoạt động sau giờ học và cuối tuần. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi con của bạn từ chối tham gia vào các hoạt động này? Bạn đã bao giờ tự hỏi khi nào nên dừng lại các hoạt động ngoại khóa, hay một số hoạt động ngoại khóa cho trẻ mà con bạn tham gia không?
Các hoạt động ngoại khóa cho trẻ: Ép con tham gia và con sẽ bị gãy dưới áp lực!
Nhà tâm lý học Justin Coulson đã chi sẻ rằng cha mẹ thời nay sẽ không bỏ lỡ cơ hội cung cấp cho con mình được học, được tham gia các hoạt động ngoại khóa khi cha mẹ có điều kiện. Cha mẹ làm mọi cách khuyến khích con mình học nhiều và trờ nên vượt trội và trờ thành đưa trẻ tốt nhất. Nhưng đồng thời, cha mẹ cũng cần phải ghi nhớ rằng ép buộc con của bạn vào những việc quá khó so với con thì cũng có khả năng làm cho con sẽ vụn vỡ dưới áp lực.
Hoạt động ngoại khóa cho trẻ
Ông chia sẻ nhiều hơn rằng các cha mẹ thường chia sẻ với ông là con của họ không quan tâm đến việc tham gia vào các hoạt động sau giờ học, hay chúng luôn than mệt mỏi, và chúng thường chọn môn hoạt động ngoại khóa khác với những gì cha mẹ yêu cầu và mong muốn. Họ cảm thấy rằng đứa trẻ thiếu khả năng đàn hồi, co giãn để thích ứng với mọi hoàn cảnh như họ đã từng trải qua. Quan trọng nhất, họ yêu cầu Tiến sĩ Coulson về cách giúp con mình và nuôi dạy chúng tôt hơn.
Tiến sĩ Coulson nói, “Câu trả lời dễ dàng là, nếu nó quan trọng đối với bạn hơn con bạn, thì có lẽ bạn cần dừng lại.
Nó không còn là vấn đề xa lạ với việc nuôi con thời nay, nhưng chắc chắn ngày càng có nhiều kỳ vọng về trẻ em hơn so với cách đây 20 hoặc 30 năm. Chúng tôi chỉ muốn con cái của chúng tôi có được mọi lợi thế và cơ hội để họ có cuộc sống tuyệt vời hơn – nhưng cuộc sống thì luôn luôn thay đồi và không ai có thể có mọi lời thế cả.”
Dưới đây là những gì Tiến sĩ tâm lý Coulson khuyên phụ huynh
1. Cho phép con bạn bỏ khi con muốn ngừng
Hoạt động ngoại khóa cho trẻ
Tiến sĩ tâm lý học Coulson nói rằng ép cô con gái của bạn thực hành nhuần nhuyễn một bài nhảy hay bài múa hay đánh bài nhạc sẽ hoàn toàn triệt tiệt việc con tận hưởng các hoạt động đó. Thay vào đó, cha mẹ cần phải giúp con mình tìm ra cái mà con yêu thích và sau đó cung cấp cơ hội để con tiếp nhận nó.
Và cùng hiểu rằng khi trẻ không biết mình muốn làm gì hoặc bỏ cuộc vào các hoạt động ở giữa đường, cha mẹ có thể rất khó khăn, nhưng đấy cũng là một cách để con có cơ hội biết mình muốn gì và không muốn gì. và khi thời gian đến con không muốn nữa – thì hãy cho con ngừng lại.
Bạn có thể tạm ngừng một thời gian, và quay lại lần nữa nếu con muốn. Vì sở thích của trẻ cũng thay đồi liên tục, và dần phát triển.
2. Không phải mọi điều trẻ thích – trẻ sẽ thành công ở môn yêu thích đó!
Hoạt động ngoại khóa cho trẻ – Tôn trọng sự lựa chọn của trẻ
Trích dẫn một ví dụ từ cuộc đời của mình, Tiến sĩ Coulson chia sẻ rằng một trong những đứa trẻ là bệnh nhân của ông đã vô cùng thích thú về việc chạy xe đạp, đua xe đạp, và gia đình cô gái đã sắp xếp một chiếc xe đạp cho cô, và tạo điều kiện thuận lợi cho con tham gia các câu lạc bộ đua xe đạp.
Nhưng bốn tuần sau đó, khi cô thực hành với những đứa trẻ khác trong một thời gian, cô nhận ra rằng cô không ở trong cùng một giải đấu với những người khác. Gia đình đã bằng mọi cách giải thích cho cô về sự kiên trì, luyện tập và luyện tập sẻ trờ nên hoàn hảo và cô tiếp tục thêm một thời gian nữa. Nhưng tám hay mười tuần sau cô ấy chỉ nói rằng cô ấy không thích nó.
Sau đó, đứa trẻ đã tìm thấy những gì mình yêu thích nhưng theo Tiến sĩ Coulson: khi trẻ em cảm thấy thích thú một việc gì, và cha mẹ luôn hoàn thành và trở nên ám ảnh thúc đẩy con hoàn thành việc đó chỉ vì một khoảnh khắc yêu thích nào đó!
Ông nói: “Hãy nắm lấy điểm mạnh của con và vào tình yêu của con và cho con cơ hội để làm những điều mà sẽ mở rộng thời thơ ấu của con và những kỷ niệm và niềm vui trong thời thơ ấu.”
Mọi cuộc dấn thân đều là cơ hội cho con, để con khám phá bản thân mình thích hay không thích! Trẻ em phát triển từng ngày có những sở thích luôn là vậy theo năm tháng, nhưng có những sở thích thay đổi liên tục.
Đọc thêm: Hậu quả tạo áp lực học tập cho con
Source: ABC News, ABC Radio Perth
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!