Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ sơ sinh ngay từ những ngày đầu sẽ giúp bé tự lập và phát triển theo cách khoa học nhất. Giai đoạn 3 năm đầu đời là giai đoạn quan trọng hình thành thói quen và nhân cách của trẻ. Mẹ càng rèn con sớm các thói quen tốt, thì việc nuôi và chăm con càng nhẹ nhàng dễ dàng cho mẹ. Mẹ hãy đọc bài viết để biết cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé:
- Rèn luyện thói quen ăn uống tốt cho bé
- Thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ
- Đi vệ sinh đúng giờ
Thói quen ăn uống tốt
Nguyên tắc
- Mẹ đừng để cho bé ngậm thức ăn trong miệng,
- Trong bữa ăn không để bé nói chuyện, cười to hay chạy nhảy;
- Không để bé xao nhãng hay ăn một cách vô thức sẽ khiến chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thu,
- Hãy để cho bé tự ăn khi có thể, … có như thế bố mẹ mới không mất quá nhiều thời gian trong việc cho bé ăn hàng ngày.
Xem thêm
Trẻ mút tay – Thói quen nguy hiểm mẹ nên giúp con cai càng sớm càng tốt
Bé 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Cách thiết lập thói quen ngủ cho bé
Mẹ có thể tham khảo cách rèn luyện con có thói quen ăn uống tốt như sau:
- Mẹ lên lịch cho thời gian bữa ăn chính và phụ, điều này sẽ giúp bé cảm nhận được cảm giác no và đói. Nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau từ 2 – 4 tiếng
- Mẹ nên chọn giờ giấc bữa ăn dựa trên thói quen của gia đình, lưu ý đến thời gian làm việc, giờ ngủ trưa. Giữa các bữa ăn chính và phụ chỉ nên cho bé uống nước. Mẹ chỉ nên cho con ăn trong vòng 30 phút – 45 phút, nếu quá 45 phút thì hãy mẹ dọn đi chứ đừng cố ép trẻ ăn.
- Tạo môi trường để trẻ tập trung ăn uống bằng cách có ghế ngồi cho trẻ, đến giờ ăn ngồi vào bàn, tắt tivi, mẹ cũng đừng chạy quanh làm việc nọ việc kia mà hãy tập trung cùng trẻ ăn.
- Cảm giác ăn uống chỉ thường diễn ra trong vòng 15-20 phút đầu tiên của bữa ăn nên nếu mẹ vừa để trẻ ăn vừa để trẻ chơi, hay xem tivi thì sẽ giảm độ tập trung ăn uống ở bộ não, dẫn đến bữa ăn sẽ kéo dài và ham muốn ăn uống ở trẻ sẽ giảm đi.
- Đảm bảo các bữa ăn đúng giờ giấc mẹ đặt ra trong 1 – 2 tuần, sau đó đánh giá xem lịch ăn này có phù hợp không và tình hình hiện tại có khả quan không. Nếu lịch ăn đề ra không hiệu quả, mẹ hãy điều chỉnh lại thời gian dựa trên nhu cầu của gia đình.
Thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Nguyên tắc mẹ cần tuân thủ:
- Mẹ không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, “có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ, nên tránh thói quen ngủ muộn dậy muộn
- Vì thế mẹ hãy luyện cho bé quen sinh hoạt có quy tắc dậy sớm, ngủ sớm, để trẻ vận động thật nhiều vào buổi sáng (khoảng thời gian từ 9-12 giờ).
Mẹ có thể tham khảo cách rèn thói quen ngủ tốt cho bé như sau:
- Tập thói quen ngủ cho trẻ sơ sinh để con quen với nếp sinh hoạt ngay từ khi chào đời.
- Điều chỉnh nhiệt độ trước khi ngủ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm 1 độ C thì cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ vì thế tốt nhất hãy tắm cho bé trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, hoặc là sau bữa ăn dặm, sau khi bú, bé ngủ ngon hơn rất nhiều đấy.
- Hãy chuẩn bị nơi con ngủ cố định, để bé dần biết khi vào chỗ nệm hay giường, cũi của mình là để ngủ.
- Tiếp theo, mẹ nên điều chỉnh ánh sáng. Sau khi sinh được 5 ngày trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt được ngày và đêm. Dưới ảnh hưởng ánh sáng mặt trời thì tự khắc đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động. Chính vì thế dưới môi trường ánh sáng mà cha mẹ điều chỉnh bé sẽ bắt đầu hình thành nhịp sinh hoạt có quy tắc.
- Nếu cha mẹ tạo thói quen mở rèm lúc 6-7 giờ sáng để bé quen ánh nắng buổi sớm, cho bé đi dạo lúc 8-9 giờ để bé tắm nắng (tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời gian này), giấc ngủ trưa hãy để ánh sáng ban ngày và tiếng ồn thay vì kéo rèm để bé không bị nhầm với buổi tối, còn buổi tối khoảng 8 giờ để phòng ngủ giảm ánh sáng và ru bé ngủ.
Xem thêm
Bé vừa bú vừa ngủ có phải là thói quen xấu?
Hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ từ sớm, giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và hình thành thói quen tốt
Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ – Thói quen đi vệ sinh
Tạo thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy để bé khỏi bị tè dầm, mẹ cũng nên hạn chế mang bỉm cho bé, dù thuận tiện nhưng lại khiến bé “đi tè” tự nhiên không có ý thức, sẽ không tốt cho bé sau này, đồng thời bỉm khiến “vùng kín” của bé bị ẩm ướt, nóng nực không tốt, dễ gây viêm nhiễm vùng kín.
Phương tiện đầu tiên mà mẹ cần là một chiếc bô hay ghế tập đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần thật nhiều nước, đồ ăn nhẹ giúp bé đi tiêu và tiểu tốt hơn. Một số dụng cụ giúp dọn dẹp nếu chẳng may việc thực hành không suôn sẻ như dự định: giẻ lau, thùng rác, quần áo sạch cho bé.
Quan sát biểu hiện của con – mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau khi muốn được đi vệ sinh. Và mẹ cần học cách quan sát các biểu hiện đó cùng quy luật đi vệ sinh để rèn bé vào nếp.
Mẹ cần dạy trẻ cách nhận biết thời gian chuẩn bị đi tiểu tiện bằng cách dựa trên một sự kiện, mốc thời gian nào đó như trước hoặc sau khi bú sữa, trước hoặc sau khi chơi cùng mẹ, trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy. Tức tạo ra một mốc thời gian hay ký hiệu để bé quen dần.
Kết
Trẻ sơ sinh như tờ giấy trắng, tất cả thói quen của bé đều chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh và hành vi của người lớn. Ngay từ khi con mới sinh ra, ba mẹ nên chú ý quan sát đồng hồ sinh học của bé để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp với bé và gia đình. Hiện nay có rất nhiều tài liệu và phương pháp luyện ăn luyện ngủ cho bé, các mẹ có thể tham khảo và chọn lọc những thông tin phù hợp nhất để áp dụng, không nên chạy đua theo sách vở mà áp dụng cứng nhắc làm con không hợp tác mà ba mẹ cũng mệt mỏi và chán nản. Chúc ba mẹ có những em bé ăn ngủ khoa học và luôn tươi vui.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!