Hiện tượng mang thai giả hay mang thai tưởng tượng thường xảy ra ở những chị em phụ nữ luôn có tâm lý khát khao được làm mẹ. Để tránh sự nhầm lẫn dẫn đến nỗi thất vọng không đáng có này, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xác định việc mang thai giả qua bài viết sau đây!
Nội dung bài viết:
- Thế nào là hiện tượng có thai giả?
- Nguyên nhân
- Triệu chứng
- Xác định tình trạng mang thai giả
- Điều trị hiện tượng mang thai giả
Thế nào là mang thai giả?
Mang thai giả (Pseudocyesis) là hiện tượng người phụ nữ xuất hiện triệu chứng cơ năng và cảm xúc như người đang mang thai tháng đầu tiên, nhưng thực chất là không phải. Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, tình trạng này được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần. Theo đó, khi mang thai giả, chị em sẽ có những biểu hiện giống với các dấu hiệu thường gặp khi mang thai như ốm nghén, cảm giác bụng và ngực to lên, thèm chua, mất kinh…
Bạn có thể chưa biết:
Dấu hiệu mang thai giả – Những điểm rõ rệt bạn hãy chú ý!
Mang thai giả (Pseudocyesis)- Có phải vì quá khao khát được làm mẹ mà chị em tưởng mình đang có thai?
Không chỉ xảy ra đối với phụ nữ, các dấu hiệu mang thai giả còn gặp phải ở người chồng. Hội chứng này được gọi là mang thai đồng cảm (Couvade syndrome), khiến nam giới có những triệu chứng giống như bạn đời của mình như đau lưng, tăng cân, buồn nôn,…
Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mang thai giả là khoảng 1 – 6 trường hợp/ 22.000 trường hợp sinh. Độ tuổi trung bình của phụ nữ có dấu hiệu thai kỳ giả là 33 tuổi, trong đó có ⅔ phụ nữ đã có gia đình và ⅓ đã có ít nhất một lần mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai giả
Đến nay, khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nghén giả ở phụ nữ. Tuy nhiên, các bác sĩ nghi ngờ rằng hiện tượng này xuất phát từ tâm lý. Cụ thể, bộ não có những phân tích nhầm lẫn, dẫn đến việc tiết ra các hormone liên quan đến việc mang thai là estrogen và prolactin. Một số giả thuyết được đưa ra như sau:
1. Tâm lý lo sợ hoặc khao khát có con
Giả thuyết tâm lý cho rằng, người phụ nữ sau khi trải qua một biến cố thai sản như sảy thai, vô sinh hay sức ép từ gia đình sau khi kết hôn có thể dẫn đến áp lực phải làm tròn trách nhiệm. Từ đó khiến chị em diễn giải sai, hiểu lầm như biểu hiện thay đổi của cơ thể là dấu hiệu mang thai.
Bên cạnh đó, khi chị em có khao khát mạnh mẽ hoặc quá lo sợ việc có con cũng có thể tạo ra những mâu thuẫn nội tâm và làm thay đổi hệ thống nội tiết, gây ra các biểu hiện rất giống việc có thai.
2. Hệ thần kinh gặp vấn đề
Theo giả thuyết cơ chế sinh học, sự thay đổi các chất hóa học trong hệ thần kinh có liên quan đến chứng rối loạn trầm cảm ở người bệnh. Đây được xem là yếu tố dẫn đến hiện tượng mang thai giả.
Cụ thể, sự căng thẳng, lo âu quá mức sẽ làm kích thích vùng hạ đồi – tuyến yên – thượng thận bài tiết các hormone liên quan đến việc mang thai, sinh nở. Việc thay đổi hormone này sẽ kéo theo những vấn đề khác như chướng bụng, táo bón, tăng trọng và nhu động ruột, rất giống với những cử động của thai nhi.
3. Giả thuyết khác
Một số vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai giả, bao gồm béo phì, thai ngoài tử cung, bệnh gan, thận, u nang buồng trứng hay những chứng bệnh liên quan đến việc tràn dịch ổ bụng, khiến cho bụng to lên.
Ngoài ra, có giả thuyết cho rằng, bụng to khu trú là do các cơ thành bụng co thắt và đẩy về phía trước, tạo cảm giác như đang mang thai.
Bạn có thể chưa biết:
Các dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và cách điều trị
Lý giải nguyên nhân ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng và các biện pháp để giảm tình trạng này
Triệu chứng mang thai giả thường gặp
Triệu chứng có thai giả thường tương đồng với các dấu hiệu mang thai bình thường. Vì thế, nó thường gây ra rất nhiều sự nhầm lẫn. Các dấu hiệu mang thai giả thường gặp có thể kể đến như:
- Chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn (50 – 90%), đồng thời bụng và tử cung to dần, cổ tử cung cũng trở nên mềm hơn.
- Ngực căng và đau, kích thước vòng 2 tăng mạnh, đôi khi còn tiết sữa non
- Có dấu hiệu tăng cân
- Cảm thấy thai nhi đang đạp hoặc di chuyển khá nhiều lần (50 – 75%)
- Xuất hiện triệu chứng của những cơn ốm nghén như nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị,…
- Khoảng 1% hiếm hoi các trường hợp mang thai giả xuất hiện cơn co thắt chuyển dạ. Theo đó, người phụ nữ có thể cảm thấy đau bụng từng đợt
Những biểu hiện này thường kéo dài vài tuần, 9 tháng hoặc thậm chí là nhiều năm nếu không được kịp thời điều trị.
Xác định tình trạng mang thai giả
Để có thể xác định chính xác mình đang mang thai thật hay giả, chị em cần đến thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, kết quả khám phụ khoa và siêu âm ổ bụng.
Tình trạng mang thai giả sẽ cho kết quả xét nghiệm như sau:
- Các xét nghiệm về nước tiểu khi mang thai luôn âm tính đối với những trường hợp này. Tuy nhiên, một số loại ung thư hiếm gặp có thể sản xuất hormone gần giống với hormone thai kỳ.
- Không thấy hình ảnh thai nhi hay tim thai mặc dù tử cung to và mềm hơn.
Điều trị hiện tượng mang thai giả
Mang thai giả là 1 hiện tượng tâm lý và không được xem như 1 tình trạng bệnh lý thực thụ, do đó không thể điều trị bằng thuốc. Việc điều trị sẽ tập trung chủ yếu vào các biện pháp tâm lý cho bệnh nhân. Nếu người mang thai giả gặp phải các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt hoặc bệnh lý khác về đường sinh sản thì sẽ cần được điều trị kết hợp.
Điều đầu tiên cần làm khi xác định 1 người mang thai giả là bác sĩ nên nhẹ nhàng thông báo kết quả cho người bệnh, sử dụng các biện pháp hỗ trợ tâm lý để giúp bệnh nhân nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn. Sự hỗ trợ của người thân, các thành viên trong gia đình và bạn bè có vai trò rất quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi về mặt tâm lý.
Hiện tượng mang thai giả liên quan đến các vấn đề tâm lý. Chính vì thế, để phòng tránh, chị em phụ nữ cần giữ tinh thần luôn thoải mái, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Tâm lý được ổn định sẽ giúp việc mang thai trở nên dễ dàng hơn. Chúc chị em sớm có tin vui và chào đón thiên thần thật sự của mình!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!