X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ "nghiện" tivi hay iPad, bố mẹ nên làm ngay những điều này để mang lại lợi ích cho con!

Mất 6 phút để đọc
Trẻ "nghiện" tivi hay iPad, bố mẹ nên làm ngay những điều này để mang lại lợi ích cho con!Trẻ "nghiện" tivi hay iPad, bố mẹ nên làm ngay những điều này để mang lại lợi ích cho con!

Đâu là giải pháp cho trẻ nghiện thiết bị điện tử như tivi hay ipad khi việc sử dụng những thiết bị này đã và đang đi sâu vào lối sinh hoạt của con?

Nhiều video mang tính giải trí mà không hề có nội dung giáo dục tràn lan trên internet

giai-phap-cho-tre-nghien-thiet-bi-dien-tu

Ngày nay, rất dễ dàng bắt gặp những video mang tính giải trí mà không có nội dung giáo dục khi lướt qua 1 số video dành cho các bé nhỏ trên kênh youtube. Chẳng hạn như  video chỉ là “diễn trò” của 1 búp bê, có vài động tác như té ngã, va đụng, nhưng có “lượt view” gần 100 triệu. Những nội dung này lại được xem rất nhiều, thậm chí là các bé dưới 2 tuổi.

Những video dành cho trẻ em trên youtube ngày nay rất nhiều, thậm chí nói là nguồn vô tận. Tuy nhiên, có rất nhiều những video chỉ mang tính giải trí, như ca nhạc hoặc hoạt động vui nhộn không mục đích giáo dục. Nhạc hay hình ảnh vui nhộn chỉ giúp sự lôi kéo và tập trung của trẻ. Nhưng, nội dung sẽ không lưu giữ đủ lâu trên não bộ để tạo ra 1 sự ghi nhớ cần cho sự học hỏi.

Những video này chỉ nhằm mục đích tiêu khiển và chiếm thời gian của các bé. Hơn nữa, các bé nhỏ có thể bị nghiện và dành thời gian nhiều hơn khi xem những video dạng này, đó là chia sẻ của TS. Michael, ĐH South Carolina, Mỹ.

Ngày nay TV hay Ipad kết nối quá tốt với youtube, nên việc trẻ tiếp cận với các video giải trí trên kênh này là quá lớn. Nhiều cha mẹ biết rằng điều này là không tốt nhưng việc cắt giảm thật sự là quá khó khăn để thực hiện. Và thực sự rất khó có giải pháp cho trẻ nghiện thiết bị điện tử.

giai-phap-cho-tre-nghien-thiet-bi-dien-tu

Chia sẻ của cha mẹ có con trẻ nghiện thiết bị điện tử ở nhà

Một người mẹ có bé 18 tháng tuổi chia sẻ: Bé thích cầm điện thoại và xem những video suốt ngày. Bé biết bật vào kênh youtube và tự mở xem. Nếu lấy lại, bé sẽ khóc và ăn vạ.

Chia sẻ khác từ người bố có cậu con trai nhỏ 3 tuổi: Dù có cấm hay giảm thời gian cũng không được, bé đòi hầu hết mọi thời gian. Chỉ cần 1 cái TV với 1 video tải trên youtube là bé ngồi xem cả buổi sáng, không khóc, không đòi gì hết. Đôi lúc, gia đình thấy TV cũng khá lợi ích, nên chỉ hạn chế quanh giờ ăn của bé thôi.

Và hầu như tất cả đều “mắc kẹt” khi loay hoay tìm giải pháp cho trẻ “nghiện” thiết bị điện tử như tivi hay Ipad. Đây thật sự là một thử thách với quý phụ huynh.

Đi tìm giải pháp cho trẻ “nghiện” thiết bị điện tử

Trẻ nghiện tivi hay iPad, bố mẹ nên làm ngay những điều này để mang lại lợi ích cho con!

Điều tốt nhất ba mẹ nên làm là hạn chế tối thiểu giới thiệu các thiết bị màn hình điện tử như Ipad, điện thoại, hay TV cho trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, không nên dùng những thiết bị để “mua thời gian” yên tĩnh hay để “giết thời gian” của trẻ.

Nhưng nếu lỡ bé đã “nghiện” thì sao? Thay vì để các bé nghiện xem 1 mình các video trên các thiết bị điện tử, cha mẹ nên làm 2 điều này:

– Dành thời gian xem cùng trẻ. Điều này sẽ quản lý tốt hơn thời gian trên màn hình điện tử của trẻ và có thể quản lý nội dung trẻ xem. Với trẻ 2-5 tuổi là nên giới hạn tổng thời gian xem màn hình điện tử < 60 phút/ngày.

– Chỉ chọn những dạng video có 2 tính chất: (1) mang tính giải trí như video có âm nhạc hoặc có các nhân vật hoạt hình với hình ảnh đẹp; (2) những video mang tính truyền tải hoạt động gần gũi vừa có tính giải trí với trẻ nhỏ, nhưng cũng truyền tải những nội dung về các hoạt động hằng ngày của trẻ. VD như đi tắm, đánh răng, đi ngủ, đi picnic hoặc chơi công viên.

Theo báo cáo của nhóm TS. Sarah R., ĐH Temple tại Mỹ cho biết: khi video truyền tải những hình ảnh quen thuộc như đánh răng, đi ngủ tắt đèn, đi tắm…thì sẽ giúp vẽ lại hoặc gợi nhớ những hoạt động quen thuộc mà bé từng trải qua, tạo 1 hình ảnh gợi nhớ lại trên não bộ.

Quá trình này sẽ giúp ích cho quá trình học hỏi nội dung, thay vì chỉ xem những video mang tính giải trí không mục đích. Nội dung truyền tải phải gần gũi và để trẻ có thể thấy được hình ảnh quen thuộc trong hoạt động đó thì sẽ mang hiệu quả tốt.

Danh sách gợi ý những video truyền tải nội dung tốt cho con trẻ 

Trẻ nghiện tivi hay iPad, bố mẹ nên làm ngay những điều này để mang lại lợi ích cho con!

Về cơ bản, việc tiếp xúc với màn hình điện tử cho các bé dưới 3 tuổi là cần hạn chế. Tuy nhiên, vì thực tế nhiều cha mẹ không thể nghiêm khắc hay khá khó để tuân thủ khi bé “nghiện”. Do đó, thay vì để bé tự do xem các video không mang lợi ích, hãy dành thời gian chuyển sang các loại video mang 1 phần lợi ích và giảm sự nghiện lâu dài cho các bé.

– Bath Time: Video về việc tắm, rất quen thuộc các bé.

– A lovely bedtime story for kids: Chúc bé ngủ ngon.

– This Is The Way We Brush Our Teeth: Nói về việc đánh răng.

– What’s On Your Plate: Về bữa ăn

– Sliding down: Về 1 loại trò chơi quen thuộc ở công viên, đó là cầu tuột.

– Potting train: Về việc tập đi vệ sinh ngồi bô.

– Birthday: Bữa tiệc sinh nhật, rất quen thuộc với các bé.

– Go picnic: Đi cắm trại cùng cha mẹ.

Dạy dỗ con cái luôn là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức. Và cha mẹ phải trau dồi bản thân từng ngày một để ngày càng hoàn thiện và nuôi dạy con trở thành một người có ích và tốt trong tương lai.

Nguồn: Facebook Anh Nguyễn

Xem thêm:

  • An toàn cho trẻ – Quy tắc quần lót (Pants Rules)
  • 19 điều răn từ nhà giáo Maria Montessori sẽ giúp cha mẹ hoàn hảo hơn
  • 5 cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi gọn gàng
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Nuôi dạy con
  • /
  • Trẻ "nghiện" tivi hay iPad, bố mẹ nên làm ngay những điều này để mang lại lợi ích cho con!
Chia sẻ:
  • 5 cách giúp con cai thiết bị điện tử thật hiệu quả

    5 cách giúp con cai thiết bị điện tử thật hiệu quả

  • Bố mẹ nghiện thiết bị di động, con trẻ lãnh hậu quả như thế nào?

    Bố mẹ nghiện thiết bị di động, con trẻ lãnh hậu quả như thế nào?

app info
get app banner
  • 5 cách giúp con cai thiết bị điện tử thật hiệu quả

    5 cách giúp con cai thiết bị điện tử thật hiệu quả

  • Bố mẹ nghiện thiết bị di động, con trẻ lãnh hậu quả như thế nào?

    Bố mẹ nghiện thiết bị di động, con trẻ lãnh hậu quả như thế nào?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn