Gen đông máu gây thai lưu là hiện tượng máu đông do nhóm rối loạn bẩm sinh gây nên. Phụ nữ khi mang thai cần lưu ý rất nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là làm sao để dưỡng thai tốt cho cả mẹ lẫn bé đều khỏe mạnh.
Nội dung bài viết:
- Gen đông máu là gì?
- Tại sao gen đông máu gây thai lưu?
- 1 số biểu hiện của gen đông máu khi mang thai
- Nguyên nhân
- Những điều cần lưu ý khi mang thai
Gen đông máu là gì?
Gen động máu hay còn được gọi là hội chứng Thrombophilia, chỉ sự thay đổi trạng thái vật lý của máu chuyển từ trạng thái dạng lỏng sang dạng rắn. Cơ chế này thường xảy ra để hạn chế máu chảy ngoài mạch và duy trì dạng lỏng bình thường khi lưu thông của máu.
Bạn có thể chưa biết:
Bất đồng nhóm máu mẹ và con gây nhiều biến chứng khó lường, bạn cần biết!
Sản dịch ra cục máu đông: Bình thường hay bất thường?
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình đông máu là tế bào máu, protein huyết tương và thành mạch. Ba yếu tố này được thần kinh và thể dịch điều chỉnh.
Cơ thể người luôn tồn tại cân bằng giữa hệ thống làm máu đông và hệ thống chống đông máu. Đông máu nhằm giúp cơ thể tránh tình trạng chảy máu, lưu thông mạch máu và duy trì sự sống cho cơ thể người. Bên cạnh đó nếu cơ thể thiếu hụt chất đông máu khiến máu không đông như bình thường có thể trở thành biểu hiện của tình trạng rối loạn đông máu. Nếu gặp trường hợp mất máu quá nhiều có thể dẫn đến tử vong. Mặt khác, cơ thể cũng không thể thiếu chất ức chế đông máu sẽ dễ gây hiện tượng tắc mạch, hình thành máu đông hạn chế máu lưu thông bình thường.
Gen đông máu là gì?
Tại sao gen đông máu gây thai lưu?
Tình trạng đông máu có thể xảy ra do nhóm rối loạn bẩm sinh gây nên. Ngoài thời gian mang thai thì các rối loạn này biểu hiện chủ yếu ở bệnh thuyên tắc huyết khối.
Khoảng 65% phụ nữ mang thai có các biểu hiện kể trên có thể đang mắc phải một dạng tình trạng huyết khối nào đó. Phổ biến nhất thường là hội chứng antiphospholipid đề kháng với protein hoạt hóa C.
Người ta tin rằng 65% phụ nữ mang thai có những biểu hiện kể trên bị mắc phải một dạng tình trạng huyết khối nào đó. Tình trạng huyết khối xảy ra nhiều nhất là hội chứng antiphospholipid (APS), đề kháng với protein hoạt hóa C (APCR), đại diện nhiều nhất là đột biến Factor V, còn được gọi là Leiden (FVL), đột biến gen prothrombin (PG20210A), thiếu protein S (dPS), thiếu protein C (dPC), thiếu antithrombin III (dATIII) và bệnh tăng Homocystein máu, phổ biến nhất là hình thức thiếu methylenetetrahydrofolate reductase đồng hợp tử (MTHFR).
Tại sao gen đông máu gây thai lưu?
Một số biểu hiện của gen đông máu
Biểu hiện của đột biến gen đông máu trong thai kỳ biểu hiện qua huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi – thấy rõ qua hội chứng sảy thai liên tiếp, bong nhau thai, thai nhi chậm phát triển ở tử cung và nghiêm trọng hơn là có cả thai lưu.
Bạn có thể chưa biết:
Xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai là gì và có nguy hiểm không?
Bầu nôn ra máu có phải là dấu hiệu của sảy thai không?
Hầu hết các tình trạng huyết khối là do bẩm sinh. Nhìn chung các tình trạng huyết khối phát sinh trên cơ sở đột biến gen. Một số đột biến xuất hiện ở các gen tổng hợp các yếu tố chống đông của protein S (PS), proteinu C (PC) và ATIII, dẫn đến việc làm giảm lượng protein được tạo ra hoặc cũng có thể làm thay đổi cấu trúc của nó.
Một số biểu hiện của gen đông máu
Nguyên nhân của gen đông máu
Mang thai là một tình trạng tăng đông máu tự nhiên. Trong thời gian mang thai, tất cả các tiêu chuẩn của bộ ba Virchow đều được đáp ứng. Chính nồng độ cao của fibrinogen gây ra sự gia tăng các sự ngưng kết hồng cầu trong thai kỳ – nguyên nhân chính của tăng đông máu tự nhiên.
Những điều cần lưu ý khi mang thai khi mang gen đông máu
Rối loạn đông máu khi mang thai rất nguy hiểm. Khi sinh nở, rất khó để cầm máu. Cần phải thực hiện xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ để được chẩn đoán sớm, theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm trong quá trình thai kỳ cho cả mẹ và con.
Những điều cần lưu ý khi mang thai khi mang gen đông máu
Gặp rối loạn đông máu khi mang thai là rất nguy hiểm khi sinh nở vì rất khó cầm máu. Vì vậy trước khi sinh cần xét nghiệm đông máu kĩ nhằm có những chẩn đoán kịp thời, theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời để hạn chế và loại bỏ những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Các vấn đề về tình trạng huyết khối trong thai kỳ là khá phức tạp và mỗi bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi theo 1 phác đồ khác nhau. Các tình trạng huyết khối bẩm sinh và mắc phải chỉ ra nguy cơ mắc bệnh huyết khối, rối loạn trong thai kỳ, do đó nếu gia đình có người mắc phải tình trạng này thì tốt hơn là chị em có ý định mang thai hoặc thai phụ nên đi kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác nguy cơ.
Thai nhi của thai phụ mắc tình trạng huyết khối cần được theo dõi liên tục bằng siêu âm và kiểm tra tim thai, cơn co qua monitor. Chỉ định điều trị chống đông máu bắt buộc phải được thực hiện trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh và cần thực hiện sớm để hạn chế rủi ro tiềm ẩn khác.
Kết luận
Gen đông máu tuy nguy hiểm cho người mang thai, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và có những tác động can thiệp kịp thời vẫn sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm. Người mẹ nên kiểm tra thai kỳ thường xuyên, thăm khám tổng quát để có những phương pháp điều dưỡng cơ thể một cách tốt nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!