Thai nhi phát triển khỏe mạnh, bình an là điều hạnh phúc nhất đối với bố mẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp không may thai nhi ngừng phát triển, dẫn đến hiện tượng thai lưu mà bà bầu lại không hề biết. Vậy thai lưu có hiện tượng gì? Nên xử lý ra sao và cần lưu ý điều gì?
Thai lưu có hiện tượng gì?
Để biết thai nhi có phát triển bình thường hay không, bà bầu nên đi khám sức khỏe định kỳ. Song song đó, bà bầu nên chủ động chú ý những dấu hiệu của cơ thể để kịp thời xử lý. Nhiều bà bầu vẫn không biết thai chết lưu có biểu hiện gì nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện những dấu hiệu như sau thì cần phải xử lý kịp thời.
Thai lưu dưới 20 tuần tuổi
- Ra máu màu hồng nhạt hoặc nâu ở âm đạo. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không xuất hiện dấu hiệu này.
- Bà bầu giảm dần và mất hẳn cảm giác ốm nghén.
- Thường xuyên đau bụng.
- Ngực không bị căng tức.
- Bụng không có dấu hiệu to lên.
Thai lưu trên 20 tuần tuổi
- Ra máu màu nâu sậm, đen ở âm đạo.
- Bụng nhỏ đi, không to lên.
- Không thấy thai nhi đạp, mất tim thai.
- Bà bầu có thể tiết ra sữa non, vỡ ối bất thường.
- Xuất hiện một số triệu chứng bất thường như nôn ọe, đau bụng, sốt cao, chuột rút,…
Nguyên nhân khiến thai chết lưu
- Biến chứng khi mang thai: Trong thời gian mang thai, một số biến chứng sẽ xuất hiện. Ví dụ như sinh non, đa thai, nhau thai bị bóc tách,… Những biến chứng này khả năng cao làm thai bị chết lưu.
- Thai nhi có dị tật bẩm sinh: tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thai lưu.
- Nhiễm trùng cũng là nguyên nhân khiến thai dễ bị chết lưu, bà bầu cần phải lưu ý đến vấn đề này.
- Một số vấn đề liên quan đến dây rốn. Đây là nguồn giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Dây rốn xảy ra vấn đề sẽ dễ khiến thai chết lưu. Dây rốn quấn vòng cũng có thể khiến thai nhi bị ngạt, không có đủ ô xy.
- Người mẹ mắc một số bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, tiểu đường, lupus, thận,…
- Căng thẳng, áp lực, stress hoặc sử dụng chất kích thích như cần sa, ma túy, cafein trong thời gian mang thai.
Nên làm gì khi thai lưu?
Ai dễ bị lưu thai?
Biết được thai chết lưu có biểu hiện gì, mẹ sẽ chủ động nhờ giúp đỡ khi có vấn đề xảy ra.
Tâm lý của thai phụ lúc này thường là thất vọng, đau buồn, hụt hẫng và không muốn xa con. Người thân nên ở bên cạnh để động viên thai phụ đến bệnh viện làm phẫu thuật loại bỏ thai sớm nhất có thể. Nếu để lâu dễ dẫn đến nguy cơ bị đông máu, nhiễm trùng. Thậm chí, có thể ảnh hưởng đến lần mang thai sau hoặc ảnh hưởng đến tính mạng.
Những người có nguy cơ thai lưu cao là người:
- Đã từng sinh non, từng bị sảy thai hoặc từng lưu thai.
- Mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Thừa cân.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu, cà phê,…
Bà bầu cần làm gì để phòng tránh nguy cơ bị lưu thai?
- Thường xuyên khám sức khỏe, siêu âm định kỳ.
- Ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, lành mạnh; bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe.
- Theo dõi cân nặng và các dấu hiệu của thai nhi.
- Cẩn thận trong việc đi đứng, không đi giày cao, trơn trượt. Nếu chẳng may bị ngã cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
- Nên khám sàng lọc sức khỏe trước khi mang thai để nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Cần lưu ý điều gì cho lần mang thai tiếp theo?
- Xét nghiệm sàng lọc trước khi có thai là phương pháp tốt nhất.
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt nhất.
- Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Giữ tinh thần lạc quan, không nên quá buồn bã, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Đến đây, có lẽ mẹ đã nhận biết được thai lưu có hiện tượng gì để kịp thời phát hiện và xử lý. Mẹ nên khám sức khỏe đúng lịch để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Chúc mẹ và bé có một thai kỳ mạnh khỏe nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!