Đóng bảo hiểm 6 tháng có được hưởng thai sản không là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ hiện nay. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Đóng bảo hiểm 6 tháng có được hưởng thai sản với các điều kiện cụ thể sau:
Theo điều 31, Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ của người lao động được quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 như sau: “b. Lao động nữ sinh con; c- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi”. Tại khoản 2 điều 31 cũng có ghi rõ người lao động “phải đóng Bảo hiểm Xã hội từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi đối với mục b,c,d”.
Đóng Bảo hiểm Xã hội đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh vẫn được hưởng thai sản
Tuy nhiên thế nào là “đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng”? Quy định này được hiểu là để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì lao động nữ phải đóng đủ 6 tháng BHXH (có thể không liên tục) trở lên.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên (bao gồm trường hợp tại khoản 3 điều 31) mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.
Các trường hợp đóng bảo hiểm nhưng không được hưởng chế độ thai sản:
Có 2 trường hợp đóng bảo hiểm mà không được hưởng thai sản như sau:
- 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội nằm ngoài phạm vi 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội trong phạm vi 12 tháng nhưng không đủ 6 tháng.
Trường hợp đóng không đủ 6 tháng nhưng vẫn được hưởng chế độ thai sản:
– Với trường hợp này, luật Bảo Hiểm Xã Hội đã quy định rõ tại khoản 3 Điều 31. Đó là: Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Cách tính tiền thai sản
Đối với lao động nữ:
Theo Điều 38, trợ cấp một lần được tính như sau. Mức trợ cấp = 2 x lương cơ sở. Cụ thể:
Từ ngày 01/01/2019, mức trợ cấp là: 2.780.000 đồng
Kể từ ngày 01/07/2019, mức trợ cấp là: 2.980.000 đồng
Tiền chế độ được tính với công thức sau. Mức thưởng hàng tháng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm Xã hội 6 tháng trước khi nghỉ việc.
– Theo điều 39, luật Bảo hiểm Xã hội thì trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
Bảo hiểm thai sản sẽ giúp phụ nữ yên tâm đón bé yêu chào đời hơn
Chế độ dành cho người chồng:
Hiện nay, pháp luật cũng tạo điều kiện cho lao động nam được hưởng chế độ thai sản. Khoản 2 điều 34, luật Bảo hiểm Xã hội quy định thời gian nghỉ thai sản của chồng như sau. Trong 30 ngày sai khi con ra đời, người chồng được nghỉ từ 05 đến 14 ngày làm việc. Trong đó luật cũng quy định cụ thể số ngày nghỉ của chồng phụ thuộc vào các trường hợp sau
– 05 ngày nếu sinh thường;
– 07 ngày nếu sinh mổ, sinh dưới 32 tuần tuổi;
– 10 ngày nếu sinh đôi; sinh ba trở lên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày;
– 14 ngày nếu sinh đôi trở lên mà phải mổ.
Khoản trợ cấp dành cho người chồng
Theo điều 38, luật Bảo hiểm Xã hội, khoản trợ cấp này áp dụng trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có người chồng tham gia BHXH và đã đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi người vợ sinh. Mức trợ cấp một lần được tính như sau: Mức trợ cấp = 2 x mức lương cơ sở
Ngoài ra, người chồng còn được hưởng tiền chế độ: Mức hưởng = mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm Xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc : 24 x số ngày nghỉ.
Người chồng cũng được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con
Thủ tục để hưởng chế độ thai sản
Để hưởng chế độ thai sản, sau khi sinh, lao động nữ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú nộp hồ sơ để làm thủ tục. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản
- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con
- Sổ Bảo hiểm Xã hội
- Giấy tờ tùy thân bao gồm: CMND, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Thời gian giải quyết khoảng từ 10 – 15 ngày kể từ ngày chị nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu người lao động rút Bảo hiểm xã hội một lần thì chỉ tính tổng số tháng mà người lao động đã đóng BHXH để tính hưởng.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến chế độ thai sản trong luật Bảo hiểm xã hội 2014. Bạn cần nắm rõ các nội dung này để đảm bảo quyền lợi của mình khi sinh. Các thông tin này cũng giúp bạn trả lời được câu hỏi “đóng bảo hiểm 6 tháng có được hưởng thai sản không”.
Xem thêm
Mẹ bầu nên mua bảo hiểm thai sản khi nào là phù hợp nhất
Bảo hiểm thai sản 2020 có gì mới? Mẹ bầu có nên mua bảo hiểm thai sản?
Mẹ bầu nghỉ thai sản vào dịp Tết có được hưởng lương tháng 13 hay không?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!