Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá. Tuy vậy để sữa mẹ sau sinh chất lượng, giầu chất béo và các khoáng chất, mẹ cần chú trọng đến dinh dưỡng mẹ sau sinh, đảm bảo cơ thể mình luôn được cung cấp đầy đủ các nhóm chất quan trọng.
Các nhóm chất quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng mẹ sau sinh không nên bỏ qua
Với người phụ nữ sau sinh, việc mất nhiều máu và sức lực khi rặn đẻ (hay kể cả là sinh mổ) đều đòi hỏi người mẹ phải có một chế độ ăn uống đa dạng để giúp bà đẻ sớm hồi phục, kích thích tuyến sữa mau hoạt động, người mẹ có nguồn sữa dồi dào cho con bú.
9 nhóm dinh dưỡng mẹ cho con bú cần thiết phải bổ sung bao gồm.
1. Nguồn năng lượng dồi dào
Mẹ cho con bú cần lượng calo nhiều hơn so với trong thai kỳ. Tuy nhiên cần bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào cân nặng tăng thêm của người mẹ khi mang thai cũng như nguồn năng lượng tiêu hao khi cho con bú.
Chính vì vậy, mẹ sau sinh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất đạm và tinh bột như:
– Các loại thịt
– Trứng
– Sữa (sữa tươi, sữa ngũ cốc, … đều tốt cho mẹ sau sinh)
– Cơm hoặc các loại tinh bột khác như mỳ, bánh mì, …
– Có thể tăng thêm chất béo không bão hòa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
2. Chế độ ăn của mẹ sau sinh cần chú trọng nhiều tới protein
Protein (hay chất đạm) là một trong các chất cần thiết và quan trọng giúp hình thành sữa mẹ. Đồng thời khi được cung cấp lượng protein vừa đủ, cơ thể phụ nữ mới sinh sẽ mau chóng được tái tạo lại nguồn máu cũng như tế bào đã bị mất đi.
Ngoài các loại thịt thông thường như thịt nạc, thịt bò, gà, tôm, cá, … các mẹ nên ăn thêm các món có chứa nhiều sắt như:
– Tim, gan
– Trứng
– Các loại đậu đỗ
Ngoài ra, mẹ sau sinh có thể ăn hoa quả sấy khô như chà là và các loại hoa quả tươi giàu vitamin C sẽ giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
3. Chế độ dinh dưỡng mẹ sau sinh cần nhiều canxi
Canxi là một trong các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình sản xuất sữa mẹ của phụ nữ sau sinh. Trẻ sơ sinh sẽ hưởng trọn toàn bộ dưỡng chất này để hình thành xương và răng. Do đó, để tránh tình trạng loãng xương, đau lưng, mệt mỏi sau sinh, các mẹ nhớ bổ sung nguồn thực phẩm như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Tôm cá nhỏ
- Cua đồng
- Khoai lang
- Rau cải xanh
- Rong biển
- Rau ngót
- Đậu phụ
- Nấm hương khô
- Rau đay
- Cam
- Lòng đỏ trứng
Chế độ dinh dưỡng mẹ sau sinh cần giàu canxi
4. Mẹ sau sinh cũng rất cần chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A
Không những trong thai kỳ mà sau khi sinh con mẹ cũng nên bổ sung các món ăn nhiều vitamin A để giúp mẹ nhiều sữa cho bé bú. Vì vậy, mẹ sau sinh đừng quên ăn thêm các thực phẩm như lòng đỏ trứng, sữa tươi, các loại rau củ (bí ngô, đậu đũa, … ) và uống bổ sung thêm viên dầu cá.
5. Phụ nữ sau sinh đừng quên bổ sung vitamin C
Lượng vitamin C trong sữa mẹ sẽ giảm xuống khi mẹ cho bé bú từ 7 tháng trở lên. Vitamin C thường đóng vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tăng cường sức đề kháng sau sinh cũng như giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
Một bữa ăn thường ngày của mẹ sau sinh nên có thêm các loại hoa quả như cam, rau tươi như bắp cải và các loại rau xanh đậm.
6. Folacin đóng vai trò quan trọng với mẹ sau sinh
Chất Folacin có trong sữa mẹ dưới hình thức folate-binding protein. Một khi mức độ protein trong sữa mẹ không giảm xuống thì lượng Folacin vì thế cũng sẽ không giảm.
Các mẹ sau sinh cần chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa folacin như măng tây, ổi, rau bina, súp lơ, khoai lang và bánh mì nguyên cám.
7. Chế độ dinh dưỡng mẹ sau sinh cần tăng cường vitamin B1
Phần lớn các mẹ sau sinh sẽ bị vitamin B1. Nếu không chú ý và kịp thời bổ sung, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng sẽ dễ bị thiếu vitamin B1, dẫn đến tình trạng bé có thể bị tê chân tê tay.
Bữa ăn hàng ngày trong thời kỳ cho con bú nên tăng cường các loại gạo lức, thịt đỏ, ngũ cốc và các loại đậu đỗ.
8. Vitamin B2 đối với phụ nữ cho con bú
Đây cũng là một trong các thành phần chủ ý của sữa mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ cần bổ sung một lượng vitamin B2 thông qua sữa, bơ, tim, gan, trứng, rau xanh và các loại hạt đậu.
9. Mẹ cho con bú cần bổ sung thật nhiều chất lỏng cho cơ thể
90% thành phần của sữa mẹ là nước. Thường các mẹ sau sinh, đặc biệt là mẹ sinh mổ thường lo lắng về chuyện liệu mình có đủ sữa cho con bú hay không. Ngoài việc nghỉ ngơi đầy đủ thì uống nhiều nước cũng như cung cấp lượng chất lỏng cho cơ thể dồi dào là một trong các yếu tố quyết định lượng sữa mẹ sẽ ra nhiều hay ít.
Những điều cần lưu ý về bữa ăn hàng ngày của mẹ cho bé bú
Tuy sau sinh cần kiêng khem một số loại thực phẩm như đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, những gia vị quá cay mặn, … nhưng các mẹ vẫn nên có một chế độ ăn đa dạng và phong phú với các chất dinh dưỡng như đã nói trên cùng các lưu ý sau:
- Bữa ăn nên có thịt nhưng chọn loại ít mỡ.
- Trứng gà hoặc trứng vịt nên ăn 2 ngày/lần.
- Mỗi ngày nên uống sữa tươi hoặc các loại sữa như sữa đậu nành, sữa hạt.
- Trong mâm cơm nên có món ăn làm từ đậu đỗ như canh đậu đỏ, đậu phụ, … xen kẽ giữa đạm thực vật và đạm động vật.
- Nếu có thể, mẹ sau sinh nên tăng cường ăn gạo lức để có nhiều vitamin B1, giàu chất xơ, giúp làm giảm tình trạng táo bón.
- Bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thật nhiều rau và hoa quả. Chọn ăn theo mùa để tránh thực phẩm có chất bảo quản sẽ tốt hơn cho sữa mẹ.
- Chất béo nên chọn loại chất béo từ thực vật vì không có nhiều cholesterol.
Ngày nay, những quan niệm về bữa ăn của bà đẻ và mẹ trong thời gian cho con bú đã có nhiều thay đổi. Kiêng khem quá nhiều sẽ chỉ khiến mẹ sau sinh dễ cảm thấy khó ăn, dễ táo bón mà cũng ảnh hưởng nhiều đến bé sơ sinh.
Các mẹ chỉ cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, nghỉ ngơi thật nhiều và đảm bảo ăn đủ các chất dinh dưỡng như trên thì sẽ không còn lo lắng chuyện làm sao để mẹ nhanh hồi phục mà lại có nhiều sữa cho bé bú.
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan:
Tổng hợp các kinh nghiệm cho mẹ sau sinh giúp mẹ chóng hồi phục để chăm sóc bé
Cách chăm sóc mẹ sau sinh khoa học để cơ thể sớm phục hồi, sữa mau về
4 quy tắc mẹ phải thuộc nằm lòng để sữa về nhiều lại thơm đặc giúp con chóng lớn
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!