Cách dạy trẻ 3 tuổi tự lập cần rất nhiều sự thấu hiểu từ ba mẹ bởi khoảng thời gian này là thời điểm tính cách riêng của con được hình thành, cũng như khả năng tiếp thu của con đang ở mức cao. Do đó, bố mẹ hãy cùng theAsianparent lựa chọn cho mình cách dạy con thật phù hợp nhé!
Đối với mỗi cách dạy trẻ 3 tuổi, cha mẹ nên áp dụng một cách linh hoạt với từng bé bởi tâm sinh lý của mỗi trẻ lại khác nhau, không nên gò bó, thúc ép con quá mức.
Trẻ 3 tuổi là thời điểm não bộ của con hoạt động mạnh nhất, khả năng tư duy cực cao, nếu cha mẹ biết tận dụng giai đoạn này thì con có thế sẽ trở thành đứa trẻ cực kỳ thông minh, nhạy bén và biết vâng lời.
Gợi ý cách dạy trẻ 3 tuổi tự lập
Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản hàng ngày
Dạy con tự lập là một trong những cách dạy trẻ 3 tuổi quan trọng nhất bởi điều này sẽ theo con đến khi trưởng thành. Do đó, bố mẹ hãy chỉ con cách:
- Lựa chọn và tự mặc áo hàng ngày
- Tự dùng thìa xúc thức ăn, không rơi vãi khi ăn
- Sắp xếp đồ vào balo đi học
- Vệ sinh cá nhân
- Dọn đồ chơi sau khi chơi xong
Xây dựng bảng phân công việc nhà
Theo phương pháp Montessori, sự tự lập của trẻ được phát huy cao độ từ những công việc đơn giản, nhỏ bé. Ba mẹ hãy xây dựng bảng phân công việc nhà cho từng thành viên trong gia đình.
Ở đó, người lớn sẽ quy định rõ đâu là công việc của bản thân, đâu là công việc của trẻ. Ở độ tuổi này, bạn có thể phân công cho bé lau bàn ăn, quét góc nhỏ của bé, chuẩn bị chén ăn, dọn cơm.
Việc cho trẻ tham gia vun đắp tổ ấm sẽ khiến các con cảm thấy vui vẻ và hãnh diện, tự hào hơn vì là một thành viên có ích trong gia đình.
Giảm nhẹ yêu cầu, tránh dùng từ ra lệnh, nên khuyến khích con
3 tuổi là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm ở bé,những đứa trẻ non nớt và rất dễ tổn thương. Vì vậy, người lớn nên hạn chế tối đa sự áp đặt và yêu cầu của bản thân đối với công việc trẻ làm.
Đôi khi, dù vô tình nhưng những lời chê bai, những thái độ cau mày, nhăn mặt của ba mẹ khi con làm sai cũng đủ để khiến trẻ cảm thấy buồn rầu và chán nản. Thay vào đó, hãy khích lệ con bằng những lời động viên và ghi nhận thành quả chúng đạt được.
Những trẻ được cha mẹ sử dụng nhiều từ mang tính khẳng định và tích cực thì sẽ có nhận thức về bản thân mình một cách tích cực. Và khi đã nhận thức tích cực về bản thân, trẻ sẽ dễ dàng yêu và “khẳng định bản thân” mình.
Ngược lại, những trẻ bị cha mẹ dùng nhiều từ mang tính phủ định (ra lệnh, cấm đoán), trẻ sẽ ghét bản thân, cho rằng mình là kẻ yếu hèn.
Đừng yêu con thái quá
Cha mẹ nào cũng dành tất cả tình yêu cho con, nhưng nếu bạn luôn ra tay cứu giúp mỗi khi con gặp khó khăn. Việc này làm bạn can thiệp quá đà vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con.
Nhiều cha mẹ không chỉ dừng lại ở việc can thiệp vào sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng đến cả tính cách của con, ép con phải làm theo ý mình.
Sự bao bọc thái quá đó của cha mẹ sẽ không chỉ giết chết tinh thần tự lập của con mà còn khiến đứa trẻ trở nên yếu đuối, dựa dẫm và luôn bị tình thương của cha mẹ chi phối.
Trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập”, tác giả Sugahara Yuko cũng chỉ ra những trẻ lớn lên trong sự bao bọc giúp đỡ của cha mẹ sẽ bị tước đoạt đi vô vàn trải nghiệm mà đáng lẽ bản thân chúng phải được tự trải qua.
Chính vì thế, việc học hỏi thông qua những trải nghiệm sẽ ít đi, dẫn đến trẻ sẽ thiếu kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.
Dạy con nói “cám ơn”
Dạy trẻ nói cảm ơn là bước đầu tiên trong việc xây dựng cho trẻ lòng biết ơn. Khi trẻ nói cảm ơn, sâu trong lòng trẻ cũng sẽ suy nghĩ vì sao mà phải nói cảm ơn, có cái nhìn sâu sắc hơn, dần dần trẻ sẽ có tấm lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô…
Lưu ý gì khi dạy trẻ 3 tuổi?
Nếu bạn muốn bé nhanh tiếp thu, bạn hãy làm mẫu cho bé bắt chước. Nếu bé nói sai, hãy nói lại cho bé nói như thế nào thì đúng, bé chưa biết làm những việc mới thì đừng ngần ngại mà hãy làm mẫu cho con làm theo nhé.
Mẹ cũng cần học cách tôn trọng những chọn lựa của con vì con bây giờ đã 3 tuổi rồi. Đây được xem là cách hữu hiệu nhất để bé luôn nghe lời mẹ. Tuy nhiên, mẹ chỉ thực hiện trong một phạm vi nhất định thôi nhé!
Ngoài ra, bạn hãy xây dựng cho con lối sống năng động như vui chơi ở những nơi mới mẻ, kích thích sự tìm tòi của trẻ. Việc di chuyển sẽ là cơ hội tốt để các bé có thể mở rộng khả năng học hỏi và tiếp thu thông tin từ nhiều phía.
Những điều tinh tế trong môi trường được chuẩn bị sẵn sàng sẽ chính là “cái nôi” nuôi dưỡng tinh thần tự lập ở mỗi đứa trẻ. Và ba mẹ chính là những người tạo nên mọi điều đặc biệt như vậy trong tuổi thơ của con.
Hy vọng với 5 cách dạy trẻ 3 tuổi tự lập mà theAsianparent chia sẻ ở trên sẽ giúp bé sớm tự lập và quyết đoán hơn trong mọi việc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!