Hiện tượng đau khớp háng khi mang thai là phản ứng thường gặp của cơ thể mẹ bầu do sự thay đổi hormone. Dù không gây nguy hiểm nhưng nó khiến mẹ bầu bị đau, mệt mỏi, khó chịu, và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Mẹ bầu thường bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Tùy vào cơ địa và sự phát triển thai nhi mà mẹ bầu sẽ bị đau nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Nguyên nhân mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai
Hiện tượng đau khớp háng sẽ khiến mẹ bầu phải đối diện với những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Để khắc phục thì trước hết phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng đối với mẹ bầu.
Đau khớp háng khi mang mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày
Sự thay đổi nội tiết tố
Ở thời tam cá nguyệt thứ tư, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra hormone relaxin. Đây là loại hormone giúp giãn nở hệ thống dây chằng ở vùng chậu để việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
Vì thế ở giai đoạn này mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn đau khớp háng, thậm chí cơn đau còn lan lên lưng.
Trọng lượng tăng lên cũng là nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai
Thời gian mang thai phải ăn nhiều để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, nên cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng nhanh. Trọng lượng tăng, cùng sự lớn lên của bé trong bụng sẽ tạo áp lực lên vùng khớp háng khiến chúng tổn thương gây đau nhức.
Sự chuyển động của thai nhi
Khi bé yêu xoay người, đá, thay đổi vị trí… trong bụng mẹ sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh, khiến chúng bị căng cứng và gây các cơn đau khớp háng. Càng về cuối thai kỳ cơn đau khớp háng khi mang thai sẽ càng nặng hơn.
Càng về tháng cuối thai kỳ thì cơn đau khớp háng càng diễn ra thường xuyên
Mẹ bầu bị thiếu canxi và magie
Trong thai kỳ bé yêu sẽ hấp thụ một lượng rất lớn canxi và magie để hình thành hệ cơ xương, thần kinh….
Nếu không bổ sung đủ,cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hai lượng tố này khiến xương khớp và dây thần kinh yếu dần, dễ tổn thương gây đau nhức xương khớp, đau khớp háng….
Bị đau dây chằng tròn
Đây là loại dây chằng bao quanh tử cung và xương chậu để hỗ trợ nuôi dưỡng thai nhi. Khi mẹ mang thai, hệ thống dây chằng tròn sẽ dày hơn và căng ra để nâng đỡ tử cung. Sự thay đổi này sẽ khiến mẹ bầu bị đau hông, đau hai bên bụng, đau khớp háng….
Giãn tĩnh mạch
Bệnh lý giãn tĩnh mạch ở vung âm đạo là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do máu không được lưu thông tốt, tích tụ ở chi dưới gây nên các cơn đau nhức ở khớp háng.
Mẹ bầu vận động quá nhiều hoặc quá ít
Cả việc giữ nguyên một tư thế quá lâu cũng là nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai. Lí do là bởi vận động mạnh, nhiều hay ít sẽ khiến việc lưu thông máu suy giảm. Kéo dài tình trạng này khiến khớp xương yếu dần và gây các cơn đau.
Mang thai ngoài tử cung
Đây là nguyên nhân gây hiện tượng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Khi bị mang thai ngoài tử cung ngoài những cơn đau khớp háng, mẹ bầu còn bị chảy máu âm đạo, mệt mỏi, đau nhói vai…
Bà bầu đau khớp háng có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên thì tình trạng đau khớp háng khi mang thai là rất phổ biến. Đó là dấu hiệu cho thấy sự phát triển từng ngày của thai nhi. Và là sự thay đổi của cơ thể mẹ nhằm thích nghi với quá trình mang thai và sinh nở.
Thế nên, theo các chuyên gia nếu mẹ bầu chưa có tiền sử mắc bệnh lý về xương khớp. Thì việc bị đau khớp háng là điều hết sức bình thường. Nó chỉ là một phản ứng sinh lý không gây nguy hiểm, chỉ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi.
Những cơn đau khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi
Nhưng nếu mẹ bầu bị bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, giãn dây chằng, viêm cơ… thì cần đặt biệt chú ý. Bởi khi bước vào quá trình sinh nở bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho hai mẹ con. Bà bầu muốn biết chắc có đau khớp háng có nguy hiểm không thì cần theo dõi và có sự thăm khám kỹ càng của bác sĩ.
Cách cải thiện tình trạng đau khớp háng cho mẹ bầu
Cân bằng giữa việc vận động và nghỉ ngơi
Đây luôn là liều thuốc tự nhiên giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe và giữ tâm lý thoải mái.
Mẹ bầu hạn chế vận động mạnh và quá nhiều, nghỉ ngơi đầy đủ nhất là tháng cuối thai kỳ. Kết hợp việc luyện tập các môn thể thao phù hợp như bơi lội, yoga… cho cơ thể linh hoạt.
Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, giảm những cơn đau khớp háng
Massage vùng khớp háng
Bằng những động tác như xoa, ấn, day hay lăn để giảm các cơn đau nhức. Nếu có điều kiện mẹ nên sử dụng dịch vụ massage cho bà bầu để khắc phục đau khớp háng.
Dùng các dụng cụ hỗ trợ
Để giảm áp lực đè lên các dây thần kinh và cơ xương do bụng bầu càng ngày càng lớn. Mẹ bầu nên dùng các công cụ hỗ trợ như đai đỡ bụng bầu, gối chuyên dùng….
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Đây là biện pháp nhiệt trị liệu để giúp máu được lưu thông, cơ xương thư giãn.
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ
Đặc biệt là bổ sung đủ hàm lượng canxi, vitamin D cho cả mẹ và thai nhi. Bổ sung chất đạm từ thịt trắng, rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ tốt cho bà bầu bị đau khớp háng.
Áp dụng những biện pháp trên sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau khớp háng khi mang thai. Mẹ bầu cũng cần nhớ nếu cơn đau trầm trọng, kèm dấu hiệu bất thường thì cần thăm khám ngay. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!