Dấu hiệu thai chưa vào tử cung bao gồm âm đạo ra máu bất thường, đau bụng dưới hoặc đau lưng… nhưng có phải là triệu chứng của thai lưu không? Mẹ nên làm gì lúc này? Hãy đọc những nội dung sau để biết thêm:
- Vì sao thai chưa vào tử cung?
- Dấu hiệu thai chưa vào tử cung
- Thai chưa vào tử cung nguy hiểm trong trường hợp nào?
- Nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?
- Thai vào tử cung chậm là trai hay gái?
- Ăn gì để thai nhanh vào tử cung?
- Tư thế nằm để thai vào tử cung là gì?
BS Nguyễn Văn Hùng – Bác sĩ Sản Phụ khoa, Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City cho biết: Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra hoàn tất trong vòng từ 3 đến 5 ngày sau khi quan hệ tình dục. Sau khi trứng đã thụ tinh thành công sẽ phát triển thành hợp tử và sẽ mất từ 10 đén 12 giờ để có thể vượt qua eo vòi tử cung. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này nếu chị em siêu âm sẽ không phát hiện mang thai nhưng nếu thử thai bằng que hoặc xét nghiệm nồng độ HCG có trong máu sẽ có tỷ lệ dương tính ở mức tương đối.
Vì sao thai chưa vào tử cung?
Trong 1 lần xuất tinh, có đến hơn 250 triệu tinh trùng được phóng thích để đi tìm trứng. Phải vượt qua rất nhiều khó khăn, chỉ có 1 tinh trùng khỏe nhất, nhanh nhất mới may mắn gặp được trứng để thụ tinh và tạo thành hợp tử. Lúc này quá trình thụ thai mới chính thức bắt đầu.
Trứng được thụ tinh sẽ mất khoảng 6-9 ngày để bắt đầu làm tổ trong tử cung. Quá trình làm tổ lại tiếp tục mất 7-10 ngày mới hoàn thành. Như vậy, sau khi thụ tinh, dù trứng đã về đến tử cung lâu rồi nhưng vẫn cần mất một chút thời gian để phôi thai bám rễ vào thành tử cung để chuẩn bị cho những bước phát triển kế tiếp.
Khi trứng làm tổ trong tử cung là có thể siêu âm thấy. Tuy nhiên bác sỹ thường căn cứ tuổi của thai nhi dựa vào chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của mẹ. Do vậy sẽ có sai số xảy ra. Sự sai số trong cách tính này thường từ 1 đến 2 tuần. Thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu? Một số trường hợp được tính là mang thai 4-5 tuần nhưng thai chưa vào tổ.
Theo nhận định của BS Nguyễn Văn Hùn, các trường hợp phôi di chuyển vào tử cung chậm có thể do bất thường từ việc phẫu thuật vòi tử cung (nhất là từ các chứng nhiễm trùng, phẫu thuật, dị tật bẩm sinh v.v khi giải phẫu).
Và chính bất thường giải phẫu có thể đi kèm với suy giảm chức năng chức năng của nhung mao; bất thường nồng độ progesterone, estrogen; tính sai ngày thụ tinh,… Trong thời gian này chưa thể phát hiện được dấu hiệu mang thai khi mẹ đi siêu âm. Xét nghiệm Beta hCG có thể phát hiện được trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ khoảng từ 6->14 ngày sau khi thụ tinh. Do đó, nếu nghi ngờ mang thai trong lúc này thì khi đi khám, mẹ cũng sẽ khó có kết quả mang thai.
Bài viết liên quan
Những tư thế quan hệ dễ thụ thai bé trai hơn cho các cặp vợ chồng
Dấu hiệu thai chưa vào tử cung
Nhận biết thai đã vào tử cung hay chưa giúp mẹ bầu có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp cũng như phòng ngừa những nguy cơ tai biến sản khoa có thể xảy ra.
Chậm kinh
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu thai không bám vào tử cung. Đây là dấu hiệu đầu tiên của việc thụ thai, dấu hiệu thai vào tử cung. Việc trứng và tinh trùng thụ tinh, di chuyển vào buồng tử cung sẽ mất thời gian từ 5 – 7 ngày, có người đến 10 ngày.
Vì vậy mà tùy vào từng trường hợp thì chậm kinh mấy ngày thai sẽ vào tử cung, nhưng cũng sẽ dao động ở mức 5 đến 10 ngày.
Âm đạo ra máu bất thường
Đây là một trong những dấu hiệu dấu hiệu thai chưa vào tổ. Nếu phát hiện một chút máu hồng dính ở quần lót mà không phải thời điểm bị kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, có một số trường hợp ra máu khi thai nhi chưa vào tử cung có thể gây nguy hiểm cho chị em như mang thai ngoài tử cung.
Khi thấy ra máu, chị em cần quan sát màu sắc, chẳng hạn như đỏ sậm hay nâu nhạt; và tần suất chảy máu. Các khía cạnh khác như lỏng hay đặc, hay là cục máu đông cũng cần phải chú ý.
Nếu chảy máu nặng hoặc chảy máu kèm kèm đau hoặc cứng bụng, chị em nên nhờ ngay sự trợ giúp của bác sĩ.
Đau bụng dưới hoặc đau lưng
Đây là một trong các dấu hiệu thai không bám vào tử cung. Những chị em có thói quen di chuyển thường xuyên do công việc sẽ xuất hiện tình trạng đau trằn bụng dưới hoặc ngồi lâu thì xuất hiện đau lưng. Đây là hiện tượng do tử cung to và mềm ra để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ.
Thai chưa vào tử cung nguy hiểm trong trường hợp nào?
Trứng sau khi gặp tinh trùng cần có khoảng thời gian để di chuyển và làm tổ trong thành tử cung. Do vậy sau khi mẹ thử thai và thấy hiện 2 vạch nhưng chưa thấy thai làm tổ thành công trong tử cung thì đừng quá lo lắng. Hãy chờ thêm 1 tuần sau rồi đi siêu âm trong lúc đó mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm lý ổn định. Vậy thai chưa vào tử cung nguy hiểm trong trường hợp nào.
Bất thường của vòi trứng, ống dẫn trứng
Trứng sau khi thụ tinh cần di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng để tới được tử cung. Nhưng nếu người mẹ gặp bất thường về ống dẫn trứng, vòi trứng như bị hẹp bẩm sinh, nhỏ, có sẹo phẫu thuật thì trứng khó di chuyển, hoặc di chuyển chậm hoặc không thể di chuyển vào tử cung.
Trường hợp này mẹ cần thông báo với bác sỹ để có biện pháp an toàn. Nhiều mẹ gặp tình trạng này vẫn có thể mang thai an toàn, nhưng nhiều mẹ lại dễ sảy thai.
Do mang thai ngoài tử cung
Nguyên nhân thai vào tử cung chậm do mang thai ngoài tử cung rất hay xảy ra và đương nhiên cũng rất nguy hiểm. Nếu đã chậm kinh hơn 14 ngày, que thử thai cho 2 vạch nhưng siêu âm vẫn chưa thấy túi thai nằm trong buồng tử cung thì có nhiều khả năng bạn đã mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp này nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và đôi khi còn làm ảnh hưởng đến lần mang thai sau này, dễ mắc vô sinh.
Nên làm gì khi thai chưa vào tử cung?
Bạn không lên quá lo lắng thay vào đó cần bình tĩnh và chờ đợi khoảng một tuần sau đó, và đi siêu âm đầu dò để cho kết quả chính xác về vị trí thai nhi. Nếu quá thời gian trên mà thai chưa vào tử cung thì bạn nên đến khám bác sĩ vì có thể bạn mang thai ngoài tử cung hoặc đấy chỉ là dấu hiệu mang thai giả.
Làm gì khi thai chưa vào tử cung? Khi thai chưa vào tử cung, bạn nên chờ đợi khoảng 1 tuần và đi siêu âm đầu dò. Phương pháp siêu âm này sẽ xác định chính xác vị trí thai nhi để biết bạn có đang mang thai và có bị mang thai ngoài tử cung hay không.
Khi thai chưa vào tử cung, chị em cũng cần hạn chế vận động mạnh, không làm việc nặng, mang vác vật nặng và thực hiện các hoạt động gây áp lực lên vùng bụng. Tâm lý thoải mái cũng là điều rất quan trọng vào lúc này. Đừng quá lo lắng, thai chưa vào tử cung không phải là tình trạng hiếm gặp. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn và chờ đến lần thăm khám sắp tới để có kết quả chính xác là dấu hiệu thai vào tử cung an toàn.
Thai vào tử cung chậm là trai hay gái?
Nhiều người đặt ra câu hỏi “thai vào tử cung chậm là trai hay gái”? Theo nghiên cứu khoa học thời gian phôi di chuyển đến tử cung không liên quan đến giới tính thai nhi. Sự vận chuyển của phôi trong vòi tử cung chịu tác động của:
- Hoạt động của nhung mao trong lòng vòi tử cung
- Hoạt động của lớp cơ vòi tử cung: phụ thuộc vào nồng độ estrogen và progesteron
- Sự lưu thông của dịch vòi tử cung
- Do các yếu tố như nhiễm trùng, phẫu thuật, di tật bẩm sinh, bất thường nồng độ progesterone, estrogen; tính sai ngày thụ tinh,…
Ăn gì để thai nhanh vào tử cung?
Mẹ bầu cần bổ sung 4 nhóm chất dinh dưỡng chính cho cơ thể bao gồm: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Để đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày, chị em mang thai cần bổ sung khoảng 2.300 – 2.400 kcal/ngày, trong đó gồm 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.
Những thực phẩm giúp thai nhanh vào tử cung bao gồm:
Tinh bột
Gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến… là những thực phẩm thuộc nhóm chất bột mang lại nguồn dinh dưỡng rất tốt cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt với những chị em muốn thai nhi nhanh vào tử cung. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, chỉ bổ sung lượng vừa phải cho cơ thể.
Nhóm chất béo
Dầu, mỡ, lạc, vừng… là nhóm thực phẩm trong nhóm chất béo, không thể thiếu trong danh sách thực phẩm giúp thai nhanh vào tử cung. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi.
Đồng thời chất béo còn tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai rất tốt. Khi mang thai bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày chị em cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 70g Protein/Ngày và khoảng 40g chất béo/ ngày.
Nhóm chất đạm
Thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ… là những thực phẩm rất tốt cho chị em mang thai. Ngoài ra những loại thực phẩm này tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxi.
Bên cạnh đó những thực phẩm như cá, thịt bò giúp phát triển não bộ, hình thành võng mạc và phát triển hệ thần kinh của bé.
Bạn có quan tâm
Muốn nhanh có thai – Hãy áp dụng ngay những cách đơn giản sau!
Vitamin chất khoáng và chất xơ
Những loại Vitamin cần thiết cho thai phụ và thai nhi là vitamin A, C, D, K…
Rau chân vịt, cải bó xôi có chứa một lượng lớn axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, giúp thai nhi nhanh vào tử cung của mẹ. Ngoài ra, các loại rau xanh đậm như súp-lơ, xà lách, cải bẹ xanh chứa rất nhiều axit folic rất tốt cho mẹ bầu.
Các loại quả có nhiều múi như cam, bưởi, quýt… chứa axit folic đồng thời chứa cả lượng lớn vitamin C giúp chị em tăng sức đề kháng, thai nhi nhanh vào tử cung của mẹ.
Tư thế nằm để thai vào tử cung là gì?
Theo các bác sĩ khoa sản thì tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ phù hợp trong tình huống này. Đặc biệt khi nằm nên gấp chân trái lên và chân phải duỗi thẳng.
Dấu hiệu thai chưa vào tử cung không phải hiếm thấy. Thai vào tử cung chậm là tình trạng khá phổ biến ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt với những mẹ bầu mang thai lần đầu. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy giữ tâm trạng thoải mái, chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, và bổ sung thực phẩm cần thiết để thai nhanh vào tử cung.
Nguồn: Bao lâu sau khi có bầu thì thai vào tử cung? – Bệnh viện Vinmec
Xem thêm:
- Thai vào tử cung có đau bụng không và những dấu hiệu nhận biết
- Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
- Hi hữu thai phụ đồng thời mang thai ngoài tử cung và thai trong tử cung
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác