Dấu hiệu có thai sau 1 tháng dễ nhận biết nhất có thể kể đến buồn nôn và nôn, mệt mỏi, ngực tăng tức, chậm kinh, thay đổi khẩu vị… Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn cùng đọc tiếp bài viết sau nhé!
Nội dung bài viết:
- Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên
- 8 dấu hiệu có thai sau 1 tháng
Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên
Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh với nhau, chúng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng, xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung và làm tổ tại đây. Giai đoạn này, túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện. Các bộ phận trên cơ thể thai nhi cũng bắt đầu hình thành như miệng, cổ họng, tế bào máu và hệ thống tuần hoàn… Kích thước của thai nhi tháng đầu tiên còn khá nhỏ, chỉ tương đương một hạt vừng.
Bạn có thể chưa biết:
Trễ kinh bao lâu thì có thai? Những dấu hiệu có thai sớm chuẩn nhất
Có thai 1 tháng bụng đã to chưa và dấu hiệu có thai sớm mẹ cần biết
Dấu hiệu có thai sau 1 tháng
Nhìn chung, các dấu hiệu có thai sau 1 tháng đều khá mơ hồ, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những triệu chứng khác. Một số chị em không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào ở bên ngoài, nhưng bên trong cơ thể họ đã diễn ra những hoạt động tích cực để chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển của thai nhi sắp tới. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của phụ nữ mang thai tháng đầu tiên:
1. Chậm kinh
Theo lẽ thường thì sau 1 tháng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại. Vì vậy, nếu bỗng dưng thấy mình bị chậm kinh thì đó có thể là biểu hiện có thai sau 1 tháng.
Tuy nhiên, kinh nguyệt đến chậm còn có thể do nhiều nguyên do khác như chế độ ăn uống nóng trong người, stress, áp lực công việc, môi trường sống thay đổi, tác dụng phụ của một số loại thuốc, mất cân bằng hormone,…
2. Ra máu báo thai
Khi trứng và tinh trùng thụ tinh với nhau, chúng sẽ di chuyển và làm tổ tại niêm mạc tử cung của người mẹ. Quá trình cấy sâu vào thành niêm mạc có thể khiến một số mạch máu nhỏ bị vỡ ra gây chảy máu. Đây gọi là máu báo thai.
Máu báo thai khác với máu kinh ở chỗ lượng máu tiết ra rất nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng nhạt chứ không sậm hay đỏ tươi như máu kinh.
3. Buồn nôn, nôn
Có đến 2/3 phụ nữ gặp tình trạng buồn nôn, nôn trong giai đoạn đầu mang thai. Đây là một trong những triệu chứng của ốm nghén và là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em mang thai.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi nhanh chóng của nội tiết tố bên trong cơ thể. Vì vậy nếu một buổi sáng thức dậy mà bạn cảm thấy buồn nôn và muốn nôn khan thì có thể đây là dấu hiệu mang thai sau 1 tháng rồi đấy!
4. Nhạy cảm với mùi
Một trong những triệu chứng ốm nghén đáng ghét khác mà bạn có thể gặp phải trong tháng đầu thai kỳ đó là khướu giác trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Khi mang thai, tất cả những mùi hương xung quanh người phụ nữ đều có thể bị phóng đại một cách bất thường.
Khi đó, chị em sẽ cảm thấy rất khó chịu, buồn nôn với cả những mùi quen thuộc thường ngày.
Bạn có thể chưa biết:
Dấu hiệu có thai ngoài ý muốn phụ nữ cần thuộc lòng
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không? Cách phân biệt 2 dấu hiệu này chính xác nhất
5. Ngực căng tức
Khi mang thai, ngực người phụ nữ sẽ bị căng tức như đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên chúng ở mức độ nặng hơn. Bạn sẽ thấy ngực sưng, đau hơn bình thường, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra, quầng vú lớn hơn. Triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 2.
6. Mệt mỏi, chóng mặt
Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần phải tăng lượng tuần hoàn máu nên sẽ cảm thấy thường xuyên chóng mặt, nhất là khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Ngoài ra, sự gia tăng hormone progesterone cũng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hơn bình thường. Vì vậy thời gian này, mẹ cần nghỉ ngơi và chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.
7. Thèm ăn
Phụ nữ mang thai có 2 kiểu, một là thèm các món ăn có vị chua như cóc, xoài, chanh, me,… hai là thèm những món ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, kem, trà sữa…
Nếu bình thường bạn vẫn hay ít ăn mà đột nhiên lại thèm các món ăn lạ này thì đó có thể là dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tháng.
8. Táo bón
Hormone progesterone tăng nhanh khi mang thai sẽ làm chậm quá trình chuyển động nhu động ruột. Ngoài ra, cơ quan tiêu hóa của người phụ nữ cũng không hoạt động tốt như trước đây nên thức ăn không thể tiêu hóa nhanh được, điều này dẫn tới táo bón.
Để khắc phục, bạn hãy uống thật nhiều nước (2 – 2,5 lít nước/ngày), đồng thời ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ.
Lưu ý khi mang thai 1 tháng
- Nên bổ sung đủ nước, thực phẩm giàu axit folic (rau lá màu xanh đậm, bơ, ngũ cốc…), thực phẩm giàu sắt (mận, gan, hạt họ đậu…), sữa, đồ ăn giàu vitamin C, chất xơ….
- Không ăn thực phẩm tái sống, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, sữa chưa tiệt trùng, bia rượu, chất kích thích, caffein, thực phẩm nhiều đường…
- Hạn chế suy nghĩ và lo lắng quá mức, duy trì trạng thái tâm lý ổn định
- Không nên mang quần áo quá chật và đi giày cao gót khi mang thai
- Chú ý giữ vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tụ tập nơi đông người và luôn mang theo dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay…
Nhìn chung, các dấu hiệu có thai sau 1 tháng thường khá mơ hồ, nếu không để ý kỹ sẽ rất khó nhận ra hoặc dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy đến đến bệnh viện khám thai và siêu âm để được tư vấn và chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!