Nguyên nhân gây đau dưới ngực trái khi mang thai thường do kích thước vòng 1 thay đổi, căng cơ ngực, căng thẳng… Tuy nhiên nó cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như: nghẽn mạch máu, hen suyễn, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng ngực… Nếu đau ngực kèm theo dấu hiệu bất thường, chị em nên đến bệnh viện thăm khám ngay. Còn nếu chỉ là cơn đau thông thường thì có thể điều chỉnh lại sinh hoạt, chế độ ăn hằng ngày. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh suốt thai kỳ nhé!
Nguyên nhân gây đau dưới ngực trái khi mang thai
Đau ngực là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân gây đau dưới ngực trái khi mang thai thường là:
1. Kích thước ngực thay đổi
Khi mang thai, kích thước vòng 1 tăng đáng kể. Điều này làm thay đổi các khớp và cơ ngực, khiến mẹ bầu thường thấy đau ngực và khó chịu.
Khi mang thai, kích thước ngực tăng và dễ gây căng tức
2. Căng cơ ngực
Khi mang thai sẽ xuất hiện hiện tượng căng các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực. Đồng thời, thai nhi phát triển và tử cung mở rộng sẽ gây áp lực lên cơ hoành, xương sườn, gây ra tình trạng thở dốc và đau dưới ngực trái khi mang thai.
3. Ợ nóng, khó tiêu
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau ngực. Các triệu chứng này thường tồi tệ hơn trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khoảng tuần thứ 27.
4. Căng thẳng
Căng thẳng dẫn đến đau tức ngực cũng là tình trạng thường xuyên gặp phải ở phụ nữ mang thai.
Mệt mỏi, căng thẳng khi mang thai cũng dễ gây đau tức vùng ngực
*** Nếu bạn bị đau dưới ngực trái khi mang thai do những nguyên nhân trên thì hoàn toàn bình thường, không cần phải lo lắng. Nhưng nếu đau ngực do những nguyên nhân bên dưới thì bạn cần cẩn thận nhé!
5. Chứng nghẽn mạch máu (DVT)
Chứng nghẽn mạch máu là chứng huyết đóng cục (máu cục) ở tĩnh mạch. Nhiều lúc máu cục đóng trong tĩnh mạch chân, trên/dưới đầu gối. Những cục máu ở chân có thể di chuyển lên phổi, gây đau ngực, tắc nghẽn phổi hoặc thậm chí tử vong. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này thường do chị em hút thuốc thường xuyên trong thai kỳ.
6. Nhồi máu cơ tim
Đau dưới ngực trái khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tim mạch. Nhất là khi kèm theo dấu hiệu khác như đau đầu, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, tê chân tay. Bệnh này thường xảy ra ở những mẹ bầu hút thuốc lá, có tiền sử bị tiểu đường hoặc mang thai khi hơn 40 tuổi. Chị em cần đến ngay bệnh viện nếu có triệu chứng bệnh.
7. Hen suyễn
Những chị em có tiền sử bị hen suyễn, hoặc đang bị hen suyễn sẽ dễ tái phát khi mang thai. Kéo theo là những cơn co thắt ngực, đau ngực.
8. Phình động mạch vành
Đau ngực cũng là một trong những triệu chứng của chứng bệnh phình động mạch vành.
9. Bóc tách động mạch chủ
Mang thai làm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này và đau ngực là triệu chứng phổ biến của bệnh.
10. Bệnh tim bẩm sinh
Khi mang thai, do căng thẳng và sự thay đổi sinh lý của mẹ bầu khiến bệnh tim bẩm sinh có thể biến chứng. Do đó, bạn cần thận trọng khi bị đau dưới ngực trái khi mang thai.
Chị em bị tim bẩm sinh nên thường xuyên thăm khám cùng bác sĩ để được theo dõi
11. Nhiễm trùng ngực
Nhiễm trùng ngực (chủ yếu là do những bệnh có liên quan đến đường hô hấp) cũng là nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai. Với bệnh lý này, chị em thường có biểu hiện: khó thở, sốt, tim đập loạn nhịp, ho kéo dài…
Một số mẹo giúp giảm đau dưới ngực trái khi mang thai
Nếu bạn bị đau dưới ngực trái do bệnh lý, kèm theo một số biểu hiện bất thường như thở dốc, chóng mặt, sốt… thì nên đi khám ngay. Còn nếu đau tức ngực thông thường thì bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau dưới đây:
- Chú ý tư thế: Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu không đè ép phổi của mình.
- Thư giãn: Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và không nên ép cơ thể quá mệt mỏi. Bạn có thể tập Yoga, ngồi thiền.
- Nằm đệm và kê gối cao khi nằm sẽ giúp bạn dễ thở hơn.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn vì sẽ gây trào ngược dạ dày, tức ngực, khó thở do thức ăn chưa tiêu hóa hết.
- Chia nhỏ các bữa ăn và lưu ý khoảng cách giữa các bữa ăn bằng nhau để tránh bị trào ngược axit, ợ nóng.
- Bổ sung vitamin
- Tránh những món ăn gây đầy hơi: bia rượu, caffeine, những món ăn cay và nhiều dầu mỡ…
- Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trước những tấn công của vi khuẩn.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá vì chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ & bé.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước ấm và mang theo nước rửa tay có cồn khi ra ngoài.
Nếu cơn đau không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện thăm khám
Kết luận
Đây là những cách đơn giản giúp giảm cơn đau ngực trái khi mang thai. Nếu chị em đã áp dụng một thời gian nhưng cơn đau ngày càng nặng thêm, thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!