Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối thường là hiện tượng sinh lý nhưng nếu để kéo dài có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng và sinh non.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Tình trạng đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử khi mang thai) được xem là hiện tượng khá phổ biến với nhiều mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu và đặc biệt khi bước sang 3 tháng cuối cùng.
Hiện tượng này thường do quá trình phát triển của thai nhi. Ở tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi đã lớn hơn rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc cổ tử cung của mẹ bầu sẽ bị thay đổi.
Vị trí của cổ tử sẽ cao hơn so với vị trí của dạ dày, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc da dày.
Như vậy, mẹ bầu có thể yên tâm là tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi sinh con.
Bà bầu đau dạ dày có nguy hiểm tới thai nhi không?
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối mang tính sinh lý nên thường không ảnh hưởng quá nhiều tới thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu khó chịu.
Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng này có thể gây ra các nguy cơ sau:
- Bệnh kéo dài kèm theo tình trạng buồn nôn, dẫn đến cảm giác chán ăn, lười ăn. Do vậy, cơ thể người mẹ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho con, sự phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng
- Dẫn đến viêm loét dạ dày, nếu không được kiểm soát, thai nhi có thể bị sinh non, sinh ra nhẹ cân và ốm yếu
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không có chỉ dẫn trong quá trình mang thai cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu đau dạ dày có nên dùng thuốc?
Thông thường, các bác sĩ không khuyến khích việc dùng thuốc chữa bệnh trong thai kỳ. Do hầu hết các thuốc đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Thuốc có thể từ máu mẹ thấm qua nhau thai, vào máu và gây hại cho thai.
Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, thai phụ không nên tùy tiện mà cần tư vấn cũng như được sự đồng ý của bác sĩ và uống thuốc theo hướng dẫn.
Tốt nhất là mẹ bầu nên đi khám và tham khảo cách sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp cải thiện những cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Các cách giúp mẹ cải thiện tình trạng này
3 tháng cuối là giai đoạn mệt mỏi và xuất hiện nhiều hiện tượng đau nhức không mong muốn, bao gồm cả tình trạng đau bao tử khi mang thai. Nguyên tắc cơ bản nhất để cải thiện tình trạng khó chịu này vẫn là thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, hạn chế căng thẳng và luyện tập thể dục.
Cụ thể mẹ bầu nên thực hiện như sau:
Chế độ ăn giúp cải thiện phần nào
Để bớt khó chịu, mẹ bầu nên:
- Ăn nhiều trái cây, rau củ và uống nhiều nước
- Chia nhỏ bữa ăn và cần nhai thật kĩ khi ăn
- Hạn chế ăn các món có nhiều dầu mỡ
- Khuyến khích ăn bánh mì ngũ cốc vào bữa sáng
- Uống nước chanh gừng sáng tối và thêm chanh, gừng khi chế biến đồ ăn
- Ăn nhiều các món được chế biến ở dạng hầm, nấu cháo, canh hoặc súp nhằm giúp dạ dày dễ tiêu hóa, giảm đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn và đau vùng thượng vị
Nghỉ ngơi hợp lý
Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh đau dạ dày. Thai phụ càng căng thẳng thì tình hình bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Do đó, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng công việc và chủ động chia sẻ với người thân các vấn đề đang lo lắng. Tâm lý thoải mái không chỉ tốt cho hoạt động của dạ dày mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe thai nhi.
Một số loại thảo dược có thể giúp ích cho mẹ bầu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng giảm tiết dịch acid trong dạ dày, bao gồm:
- Uống bột nghệ trộn mật ong bằng cách ăn trực tiếp hoặc pha nước uống đều được
- Dùng nha đam tươi, đun sôi lấy nước uống
- Uống nước lá bạc hà
Cuối cùng, mẹ bầu cũng đừng quên thường xuyên vận động như đi bộ, tập yoga, … để cải thiện sức khỏe, giúp ổn định hoạt động sản xuất axit của dạ dày, điều hòa nhu động ruột. Từ đó giúp cho tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối được cải thiện.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!