Việc xuất hiện triệu chứng đau bụng lâm râm khi mới mang thai là rất bình thường. Tuy nhiên đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu là vấn đề cần được lưu ý. Bởi trong một số trường hợp, thời gian kéo dài cơn đau và cường độ đau có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sẩy thai, tiền sản giật hoặc tình trạng khác cần được chăm sóc y tế.
Đau bụng khi mới mang thai là hiện tượng bình thường
Nguyên nhân các mẹ bầu thường đau bụng khi mới mang thai
Hiện tượng xuất hiện các cơn đau bụng khi mang thai là một triệu chứng hay xảy ra trong thai kỳ, đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung.
Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén. Ngoài ra đau bụng khi mới mang thai có thể liên quan đến nguyên nhân như: táo bón, tăng lưu lượng máu đến tử cung trong ba tháng đầu, đau dây chằng tròn ….
Bên cạnh đó, việc thai nhi nằm trong tử cung của mẹ đang tăng trưởng, và ngày càng lớn dần. Dẫn đến việc tử cung của mẹ cũng phải to lên để kịp cho thai nhi phát triển, kéo theo 2 dây chằng tròn 2 bên căng và lớn ra (chức năng của dây chằng tròn là cố định và giữ vững tử cung). Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên sẽ kéo theo dây chằng căng nhiều hơn và dãn và gây nên những cơn đau bụng.
Tình trạng đau thường xảy ra trong 3 tháng đầu
Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?
Thông thường, tình trạng mẹ có cảm giác đau bụng lâm râm thường xuyên hoặc đau nhói, ở phần bụng dưới hay bẹn, sẽ kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, thậm chí có thể có xu hướng giảm đi. Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.
Hiện tượng đau bụng này hay xảy ra vào giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nhưng cũng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ. Đau bụng thai kỳ bình thường có liên quan đến sự vận động, cảm thấy đau bụng khi ho, hay những lúc ngồi xổm hoặc khi đứng dậy,… đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi khi nghỉ ngơi,thư giãn.
Gợi ý làm giảm các cơn đau bụng khi mới mang thai cho mẹ bầu
- Xây dựng và duy trì thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung rau và trái cây giúp làm tăng sức đề kháng, giảm cơn đau
- Nạp thêm khoáng chất đúng liều lượng phù hợp với chỉ định của bác sĩ
- Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm những bài tập yoga dành cho bà bầu giúp làm giảm các cơn đau
- Massage cho cơ thể, tắm nước nóng và không nên mặc quần áo bó sát
- Uống đủ nước mỗi ngày, kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa nhiều tinh bột. Bởi đây là nguyên nhân gây táo bón và đau bụng
- Kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi ngồi
- Không nên đứng lâu và nên dành thời gian nghỉ ngơi
- Ăn nhiều thực phẩm giúp bổ sung thêm canxi, kali, nước
Những dấu hiệu nhận biết tình trạng đau bụng khi mang thai trở nên nguy hiểm
Cơn đau kéo dài và dữ dội là dấu hiệu nguy hiểm
Hãy liên lạc với bác sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng), đây là dấu hiệu cảnh báo một số nguy hiểm trong những tuần đầu của thai kỳ như sảy thai, mang thai ngoài tử cung
- Đau một bên bụng: Đây là dấu hiệu tiềm ẩn gây nhiều nguy hiểm cho mẹ mang thai như khối u, viêm ruột thừa cấp. Khối u ở mẹ bầu thường là khối u buồng trứng …
- Đau đầu dữ dội, hoặc thậm chí dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu do chảy máu trong
- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu. Đều là những dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
- Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng)
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!