Đau bụng dưới bên phải khi mang thai là hiện tượng 1 số mẹ gặp phải. Đây có phải là hiện tượng nguy hiểm không? Nếu biết được nguyên nhân cụ thể, mẹ bầu sẽ an tâm và dưỡng thai tốt hơn. Mời các mẹ cùng tìm hiểu thêm về:
- Hiện tượng bà bầu bị đau bụng dưới bên phải (triệu chứng, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm) cũng như
- Nên làm gì khi gặp phải hiện tượng này.
Hiện tượng đau bụng dưới bên phải ở mẹ mang thai
Trong suốt quá trình mang thai, đau bụng là tình trạng mẹ bầu không thể nào tránh khỏi nhưng tùy theo cách đau và vị trí đau sẽ nói lên được mẹ bầu đang gặp vấn đề gì. Trong những tuần đâu thai kỳ, nếu mẹ bầu cảm thấy đau bụng dưới, có cảm giác căng tức thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang tìm cách để bám vào tử cung và tiếp tục phát triển. Khi thai nhi lớn lên, cảm giác đau bụng dưới thường là do sự căng cơ và căng dây chằng gây ra cảm giác đau. Khi cảm thấy đau bụng dưới, mẹ bầu có thể thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi sẽ khiến mẹ cảm thấy thoải mái và bớt đau hơn.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park thì đau bụng là triệu chứng phổ biến khi mang thai, có thể đau ở phía trên hoặc phía dưới, xảy ra trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối thai kì. Đau bụng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai, khi thai bắt đầu làm tổ trong lớp nội mạc tử cung. Trong thời gian 3 tháng cuối, đau bụng có thể xuất hiện trở lại khi tử cung phải căng ra để chứa thai đang phát triển. Tính chất các cơn đau này có thể là rõ ràng, từng đợt hoặc đau âm ỉ. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng nhưng phần lớn là vô hại. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm giác đau dữ dội thì đây có thể báo hiệu dấu hiệu nghiêm trọng.
Cơn đau vùng bụng dưới có thể xuất hiện ở bất cứ mẹ bầu nào. Những cơn đau này có thể kèm theo máu ra ở vùng âm đạo. Do đó, nhận biết cơn đau bình thường hay bất thường sẽ giúp thai kỳ an toàn hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai 38 tuần báo hiệu thai nhi bị nguy hiểm!
Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng dưới và cách khắc phục tình trạng này
Triệu chứng
Bà bầu bị đau nhói bụng bên phải không như cơn đau bụng bình thường hay đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau này hay xảy ra ở vùng bụng dưới. Không đau quằn quại mà kéo dài âm ỉ 1 – 2 ngày.
Thể trạng mỗi mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mang thai. Không phải mẹ bầu nào cũng bị đau bụng dưới bên phải. Và cơn đau thể hiện ở mỗi mẹ cũng là khác nhau.
Bà bầu bị đau nhói bụng bên phải
5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới bên phải khi mang bầu
Đầy bụng
Hệ tiêu hóa của mẹ bầu khá nhạy cảm. Vì thế, tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu diễn ra rất thường xuyên. Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ chưa hợp lý. Sự thay đổi các hormone nội tiết khiến phần nhu động ruột bị mất cân bằng. Điều này trực tiếp làm giảm khả năng hoạt động của ruột.
Táo bón
Hormone nội tiết tố tăng lên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Các cơn đau sẽ xuất hiện từ bụng dưới phía bên phải. Những cơn đau xuất hiện dày đặc âm ỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó khó chịu.
Đau dây chằng
Theo thời gian, thai nhi phát triển khiến tử cung cũng to ra theo. Thay đổi kích thước tử cung khiến dây chằng giãn ra dẫn đến đau bụng dưới bên phải, thậm chí là cả hai bên.
Tình trạng co thắt giả (Braxton Hicks)
Cuối thai kỳ, để chuẩn bị chào đón em bé ra đời, tử cung sẽ diễn ra hiện tượng co thắt. Những cơn co thắt giả xuất hiện ngày càng nhiều. Từ đó, mẹ bầu sẽ trải qua những cơn đau.
Viêm ruột thừa
Thông thường, viêm ruột thừa sẽ khiến mẹ đau bụng dưới bên phải. Khi mang thai, vị trí đau sẽ cao hơn, kèm theo chán ăn, buồn nôn. Tử cung to ra, ruột thừa kéo lên ở gần nút bụng hoặc gan. Vì thế, viêm ruột thừa rất khó chẩn đoán. Vì quá trình chẩn đoán bệnh chậm nên mẹ bầu dễ tử vong do không được can thiệp kịp thời.
Bầu đau bụng dưới bên phải có nguy hiểm không?
Những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ có hiện tượng đau bụng lâm râm do thai đang làm tổ. Khi thai bám vào tử cung, cảm giác tức bụng càng rõ rệt. Khoảng 9/10 mẹ bầu sẽ trải qua tình trạng này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Càng về sau, bà bầu đau bụng dưới bên phải hơn khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy.
Đau tức bụng dưới ở bà bầu được xem là bất thường khi xuất hiện thành từng đợt dài. Cường độ đau rất lớn, kèm theo buồn nôn, đi ngoài, ra máu, mệt mỏi, kiệt sức…
Bạn có thể chưa biết:
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới và ra dịch trắng khi mang thai là bị làm sao, nên chữa thế nào?
Mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ thai ngoài tử cung, nhau bong non, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật, dọa sẩy thai hoặc sẩy thai. Thậm chí, tính mạng mẹ cũng bị đe dọa.
Bà bầu đau bụng dưới bên phải
Lúc này, mẹ cần đến gặp bác sĩ kịp thời để tránh những tình huống xấu nhất xảy ra.
Mẹ đau bụng dưới bên phải khi mang thai nên làm gì?
Chườm ấm
Hằng ngày, mẹ có thể tắm bằng nước ấm để xoa dịu cơn đau. Nước ấm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, tinh thần thoải mái nên vơi đi cảm giác đau âm ỉ bụng dưới bên phải khi mang thai. Tinh thần chính là yếu tố quan trọng trong việc khống chế cơn đau vùng bụng dưới ở bà bầu. Vì thế, mẹ nên giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng.
Bên cạnh đó, sử dụng túi chườm ấm lên chỗ đau sẽ giúp mẹ giảm đau rất nhanh.
Lưu ý: nên dùng nước ấm, không dùng nước nóng.
Vận động nhẹ nhàng
Vài động tác đơn giản sẽ giúp mẹ quên đi cơn đau bụng trong khi mang thai. Uốn cong người về phía cơn đau, di chuyển nhẹ nhàng, nằm xuống từ từ… Đó là những động tác có thể giảm đau do các cơn co thắt Braxton-Hicks gây ra.
Đau bụng bên phải khi mang thai
Có chế độ sinh hoạt phù hợp
Mất nước có thể gây ra các cơn co thắt gây đau bụng bên phải khi mang thai. Do đó, uống nhiều nước hạn chế cơn đau, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thuận tiện hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ ngăn ngừa hiện tượng bà bầu bị đau nhói bụng bên phải. Mẹ cần giảm những món nhiều dầu, chất béo, không lành mạnh. Các món rau củ, chứa nhiều chất xơ, trái cây nên được bổ sung nhiều vào thực đơn.
Mang thai cần nhiều năng lượng hơn bình thường. Giảm bớt công việc, nghỉ ngơi nhiều hơn, không thức khuya là những lưu ý mẹ đừng nên bỏ qua.
Đau bụng dưới bên phải khi mang thai là một hiện tượng thường thấy trong thai kỳ. Khi có cơn đau bụng dưới, mẹ nên bình tĩnh xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng 1 số cách đơn giản để giảm cơn đau như chườm ấm, vận động nhẹ nhàng… Trong trường hợp đầy bụng, táo bón mẹ có thể bổ sung 1 số thực phẩm giúp nhuận tràng như khoai lang, sữa chua… Nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên thăm khám ngay để có thể phát hiện sớm những bất thường và xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo: Đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ: Những điều cần biết – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!