X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?

Mất 8 phút để đọc
Có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ bị viêm tai giữa có nên tiêm phế cầu? Tuy viêm tai giữa có thể điều trị được nhưng hiện nay, vi khuẩn phế cầu gây bệnh viêm tai giữa đã đề kháng nhiều loại kháng sinh, khiến quá trình điều trị bệnh ngày càng khó khăn hơn.

Vacxin điều trị viêm tai giữa có nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có, trẻ bắt đầu bước vào tuần 5 – 6 tuần tuổi thì nên được tiêm mũi tiêm này để phòng bệnh.  Cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé!

  • Viêm tai giữa là gì?
  • Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
  • Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa và các nguy cơ của viêm tai giữa ở trẻ
  • Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ
  • Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?
  • Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào?

Viêm tai giữa là gì?

Bệnh viêm tai giữa là bệnh do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai, khiến tai bị tổn thương và viêm nhiễm. Bệnh thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi và có thể tái phát nhiều lần trong năm, thậm chí phải phẫu thuật nếu tình trạng bệnh diễn biến xấu.

Có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?

Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính (viêm nhiễm dai dẳng, kéo dài, dịch chảy liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ) và viêm tai giữa có dịch tiết (bệnh không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ có cảm giác đầy, nặng tai). Trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không? Câu trả lời là có.

Xem thêm

Học ngay cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho trẻ nhỏ

Nước vôi nhì là gì? Dùng như thế nào để trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa 

  • Màng nhĩ phồng hoặc không di động khi bơm khí vào tai
  • Đau tai
  • Có dịch chảy ra từ tai
  • Sốt cao (từ 30 độ C trở lên) và có thể kèm co giật
  • Trẻ quấy khóc
  • Bỏ bú, kén ăn, nôn trớ
  • Tiêu chảy

co-nen-tiem-phong-viem-tai-giua-cho-tre

Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa và các nguy cơ của viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là một bệnh do vi khuẩn sinh sôi và phát triển bên trong tai khiến tai bị tổn thương và xuất hiện viêm nhiễm. Viêm tai giữa có các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Đau tai
  • Có dịch tràn ra từ bên trong
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc
  • Sốt cao từ 30 độ trở lên kèm theo tiêu chảy
  • Nên cho trẻ tiêm phòng viêm tai giữa từ lúc 5 – 6 tuần tuổi nhằm ngăn ngừa các nguy cơ sau đây:
  • Gây khiếm thính nếu tình trạng quá nặng
  • Mưng mủ tai gây đau nhức
  • Ảnh hưởng đến não khiến trẻ chậm nói do nghe kém ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ
  • Có thể dẫn đến viêm màng não, viêm não, viêm não áp xe hoặc thủng màng nhĩ

Vì vậy ba mẹ nên đưa trẻ tiêm phòng khi đủ tuổi và đưa trẻ đến trực tiếp bệnh viện nếu có các dấu hiệu xuất hiện viêm tai giữa

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa dù ở dạng nào cũng đều liên quan đến tình trạng khiếm thính ở người bệnh. Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp tính nếu không được xử lý đúng cách có thể gây chảy mủ, chảy dịch.

Bệnh thường có diễn tiến nhanh và để lại những di chứng nặng nề như giảm thính lực, khiến trẻ phản ứng chậm hơn trẻ khác, ảnh hưởng đến việc học tập, tiếp thu, thậm chí trường hợp nặng, trẻ có thể bị biến chứng thủng màng nhĩ, mất thính lực, viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não,…

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I – TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết:

“Phế cầu khuẩn gây bệnh viêm tai giữa thường trú ngụ sẵn trong hầu họng của trẻ em và người lớn. Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ hay người lớn tuổi có sức đề kháng yếu.

Có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ nhỏ thường dễ bị viêm tai giữa là do mẹ cho bé bú nằm, hoặc vừa nằm ngủ vừa ngậm bình sữa, cũng có thể do trẻ thuộc nhóm trào ngược trẻ dễ ọc từ họng lên tai. Trẻ bị sổ mũi, viêm mũi cũng có thể dẫn đến viêm tai. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến cách chăm sóc bé, cách cho bé bú, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, làm sạch mũi và tiêm ngừa vắc xin viêm tai giữa cho bé để ngăn ngừa bệnh.

Khi phát hiện bé bị viêm tai giữa, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị, nếu chậm trễ, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.”

Xem thêm

Trẻ bị đi kiết khác gì với trẻ bị tiêu chảy và lời khuyên hữu ích cho bố mẹ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tốt nhất dành cho ba mẹ

Có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ bị viêm tai giữa có nên tiêm phế cầu? Tuy viêm tai giữa có thể điều trị được nhưng hiện nay, vi khuẩn phế cầu gây bệnh viêm tai giữa đã đề kháng nhiều loại kháng sinh, khiến quá trình điều trị bệnh ngày càng khó khăn hơn.

Bác sĩ có thể cho bé dùng kháng sinh mạnh, liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau mà chưa chắc đã đáp ứng. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi có nên tiêm vacxin điều trị viêm tai giữa cho trẻ không thì đáp án rõ ràng là có và rất nên. Mẹ nên bắt đầu tiêm vắc xin này cho trẻ từ 5 – 6 tuần tuổi.

Việt Nam hiện có 2 loại vắc xin phế cầu giúp bé ngăn ngừa viêm tai giữa là:

  • Synflorix (Bỉ): Phòng 10 chủng phế cầu, trong đó có chủng phế cầu gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ dưới 5 tuổi
  • Prevenar 13 (Anh): Phòng 13 chủng phế cầu, phù hợp cho trẻ từ 6 tuần tuổi

Ngoài ra, bé cũng nên được tiêm cả vắc xin cúm vì loại vắc xin này có thể giảm thiểu 70 – 80% nguy cơ mắc bệnh. Các loại vắc xin này mẹ nên tiêm nhắc lại cho bé mỗi năm một lần vì virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm.

co-nen-tiem-phong-viem-tai-giua-cho-tre

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào?

Trẻ bị viêm tai giữa nên làm gì?

Vệ sinh tai, mũi sạch sẽ cho bé

  • Nếu tai bé có chảy dịch mủ, mẹ không lau quá sâu, cũng không được dùng bông bịt kín tai mà hãy để dịch chảy ra ngoài một cách tự nhiên.
  • Không để nước vào tai bé khi tắm
  • Dùng thuốc nhỏ tai theo sự chỉ định và toa thuốc của bác sĩ.
  • Ngoài vệ sinh tai, mẹ còn cần rửa mũi thường xuyên cho bé 2-3 lần mỗi ngày

Cho bé bú đúng cách

  • Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ tiếp tục cho bé bú và có thể cân nhắc tăng số lần bú lên
  • Với trẻ bú bình, mẹ giữ trẻ ở tư thế ngồi thẳng khi bú, tránh cho bú khi trẻ đang nằm

Chế độ sinh hoạt

  • Rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bé
  • Không bé bị bệnh, mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng.
  • Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá

Vừa rồi là những thông tin trả lời cho thắc mắc có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ hay không. Câu trả lời là có. Khi trẻ được 5 tuần tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm phòng viêm tai giữa để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.

Nguồn thông tin từ VNVC

– Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn
– Cách điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Xem ngay:

  • Bộ Y Tế khẳng định tiếp tục sử dụng vắc xin ComBe Five cho trẻ em Việt sau nhiều lùm xùm của MXH
  • ComBe Five: quy tắc bố mẹ phải thuộc nằm lòng trước khi tiêm vắc xin cho trẻ
  • Mẹ cần tiêm phòng uốn ván trước khi sinh bao lâu để phát huy tác dụng phòng bệnh tốt nhất?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Đỗ Vy

  • Home
  • /
  • Tiêm phòng & Vac-xin
  • /
  • Có nên tiêm phòng viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh không?
Chia sẻ:
  • Tiêm thuốc tránh thai và những điều chị em cần lưu ý

    Tiêm thuốc tránh thai và những điều chị em cần lưu ý

  • Điểm danh 6 địa điểm tiêm chủng uy tín ở Hà Nội

    Điểm danh 6 địa điểm tiêm chủng uy tín ở Hà Nội

  • Tiêm phòng bại liệt có sốt không? Làm gì sau khi tiêm phòng trẻ bị sốt?

    Tiêm phòng bại liệt có sốt không? Làm gì sau khi tiêm phòng trẻ bị sốt?

  • Tiêm thuốc tránh thai và những điều chị em cần lưu ý

    Tiêm thuốc tránh thai và những điều chị em cần lưu ý

  • Điểm danh 6 địa điểm tiêm chủng uy tín ở Hà Nội

    Điểm danh 6 địa điểm tiêm chủng uy tín ở Hà Nội

  • Tiêm phòng bại liệt có sốt không? Làm gì sau khi tiêm phòng trẻ bị sốt?

    Tiêm phòng bại liệt có sốt không? Làm gì sau khi tiêm phòng trẻ bị sốt?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it