Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi không là điều mà nhiều phụ huynh thắc mắc. Câu trả lời là không vì con sẽ không hiểu điều bạn đang “dạy dỗ” là gì. Hơn nữa, trẻ sẽ quấy khóc và gào thét nhiều hơn để cha mẹ chú ý và dành nhiều tình yêu thương cho mình. Vì vậy, để tránh cảm giác căng thẳng, mệt mỏi cho hai mẹ con, bạn nên bình tĩnh và tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó có hướng giải quyết phù hợp để giảm cơn quấy khóc ở trẻ.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi?
- Nguyên nhân trẻ 4 tháng tuổi quấy khóc nhiều
- Cần làm gì khi bé 4 tháng quấy khóc nhiều?
Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi?
Các bậc phụ huynh không nên mắng trẻ 4 tháng tuổi khi quấy khóc, vì con sẽ không hiểu điều mà bạn đang “dạy dỗ” là gì. Khi bị quát mắng, con chỉ đọc được một điều là “Không biết tại sao mẹ/bố lại hành động như vậy nhỉ?”. Để phản ứng lại với điều này, con sẽ cố gắng gào thét và khóc nhiều hơn để bạn dành nhiều tình yêu thương, sự chú ý cho con.
Bạn có thể chưa biết:
Lưu ngay cách chăm sóc trẻ từ 3-4 tháng tuổi giúp con khỏe mẹ nhàn tênh!
Trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc có nguy cơ chậm lớn, mẹ nên làm gì để giúp con?
Nhìn ở khía cạnh tâm lý trẻ sơ sinh, con đang cố gắng níu kéo cảm xúc yêu thương của bố mẹ, vì sợ rằng mình sẽ không được yêu thương nữa. Điều này không đồng nghĩa với việc con sợ hay hiểu mình đã làm sai chuyện gì. Để ứng phó với những lần quấy khóc của trẻ, cha mẹ cần bình tĩnh và tìm xem nguyên nhân nào gây ra tình trạng này.
Cha mẹ không nên mắng trẻ 4 tháng tuổi đang quấy khóc (Nguồn ảnh: mother.ly)
Nguyên nhân trẻ 4 tháng tuổi quấy khóc nhiều
1. Bé đói
Đây là nguyên nhân đầu tiên mà cha mẹ thường nghĩ đến khi con khóc. Một số dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh đang đói là: quấy khóc nhiều và miệng chóp chép.
2. Gắt ngủ, buồn ngủ
Nhiều người nghĩ rằng, khi trẻ sơ sinh mệt thì có thể lăn ra ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Tuy nhiên, mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Một số bé có thể gắt ngủ và quấy khóc khi quá mệt.
3. Tã dơ
Khi bỉm hoặc tã dơ, trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc để gửi tín hiệu đến cha mẹ khi muốn được thay tã. Một số khác có thể chịu đựng tã bẩn và dơ lâu hơn. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã của con và thay ngay khi cần thiết nhé!
Tã dơ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc (Nguồn ảnh: toplist.vn)
4. Muốn được cha mẹ vỗ về, ôm ấp
Trẻ sơ sinh rất cần được yêu thương, bảo vệ và che chở. Do đó, con thích cảm nhận sự hiện diện của cha mẹ thông qua giọng nói, khuôn mặt. Thậm chí, nhiều bé còn biết được mùi hương đặc trưng của từng người. Nếu con khóc thì đây có thể là cách trẻ đòi được yêu thương, ôm ấp. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh thắc mắc việc ẵm, bế quá nhiều có làm hư trẻ không? Trong những năm tháng đầu đời, bé sẽ không bị làm hư bằng những hành động này.
5. Con bị khó chịu ở vùng bụng (đau bụng, đầy hơi hoặc những vấn đề khác)
Chứng đau bụng ở trẻ nhỏ được định nghĩa là tình trạng khóc không thể dỗ, ít nhất là 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài tối thiểu 3 tuần liền. Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc sau khi bú thì nhiều khả năng con đang bị đau bụng. Vì vậy, một số cha mẹ tự dùng thuốc đầy hơi để chữa cho bé. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, tình trạng đầy hơi sau khi bú cũng khiến con cảm thấy khó chịu và khổ sở. Nếu nghi ngờ trẻ đang bị đầy hơi, cha mẹ có thể đặt con nằm ngửa, nắm hai chân và cho trẻ cử động như đang đạp xe. Bên cạnh chứng đầy hơi, một số nguyên nhân khác khiến con bị đau bụng là: viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản,…
6. Trẻ cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh
Khi thay bỉm, tắm hoặc vệ sinh,… trẻ có thể cảm thấy lạnh và phản ứng bằng việc khóc. Thông thường, bé sơ sinh thích được ủ ấm nhưng không được quá nóng. Vì vậy, khi bị nóng, con sẽ không phản ứng quá gay gắt như khi bị lạnh.
Bạn có thể chưa biết:
Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi thay đổi ra sao so với các tháng trước đó?
Trẻ 4 tháng hay tóp tép miệng thì có nên cho bé ăn dặm chưa? Nên cho bé ăn dặm bao nhiêu lần một ngày?
Cần làm gì khi bé 4 tháng quấy khóc nhiều?
- Cố gắng giữ bình tĩnh: Đây là một việc làm cần thiết để giúp cha mẹ nhận ra thông điệp mà con muốn truyền tải. Sau đó, bạn hãy vỗ về và dỗ dành nhẹ nhàng để trẻ bình tĩnh lại nhé!
- Vuốt ve trẻ: Khi cảm thấy bất an, lo lắng, trẻ muốn được gần gũi cha mẹ để lấy lại bình tĩnh. Lúc này, bạn nên vuốt ve để giúp con cảm thấy an toàn, bớt căng thẳng và bình tĩnh trở lại. Đồng thời, bạn có thể bế trẻ nhiều hơn để giảm tình trạng quấy khóc ở bé.
- Sắp xếp các hoạt động theo lịch của con: Nếu trẻ thường khóc vào một thời điểm trong ngày, bạn không nên bố trí bất kỳ việc gì vào lúc này. Thay vào đó, mẹ có thể cân nhắc chuyển giờ ăn, giờ tắm trước thời gian trẻ quấy khóc, để đảm bảo lịch sinh hoạt diễn ra bình thường.
- Rời khỏi trẻ một lúc: Nếu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân trông hộ con ít phút để đi dạo quanh khu mình sống. Việc này giúp tinh thần mẹ được thoải mái và dễ chịu để chăm trẻ được tốt hơn. Nếu không tìm được sự trợ giúp, mẹ hãy đặt trẻ vào cũi rồi sang phòng bên cạnh hoặc ra ngoài sân hít thở trong ít phút, để đỡ căng thẳng và “quá tải”.
Bạn nên vuốt ve để giúp con cảm thấy an toàn và bình tĩnh trở lại
Có thể nói, việc la mắng trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi vừa vô ích vừa khiến mẹ cảm thấy bực bội, mệt mỏi hơn. Để ứng phó với những cơn quấy khóc, bạn nên biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, có hướng xử lý phù hợp để việc chăm con bớt vất vả và căng thẳng.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!