Có nên ép trẻ ăn dặm vì nỗi lo sợ trẻ suy dinh dưỡng, không tăng cân? Tất nhiên câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng sẽ là “Không” nhưng giải pháp nào để mẹ không cần phải ép con ăn dặm nữa? Bài viết này sẽ gợi ý cho mẹ.
Có nên ép trẻ ăn dặm?
Trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 – 6 tháng cho đến 24 tháng thì hết mọc răng sữa. Đến tháng thứ 4 – 5, nước bọt trẻ tiết ra nhiều do có sự kích thích của mầm răng.
Lúc này trẻ có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. Bé thể hiện sự thích thú với thức ăn mà người lớn đưa cho.
Khi bé đã sẵn sàng nhai nuốt, điều đó đồng nghĩa với việc bé đã hoàn toàn sẵn sàng với việc ăn dặm. Một khi bé thích thú trong ăn uống, dịch vị con sẽ tự động tiết ra nhiều hơn. Bé muốn ăn thêm và lượng ăn sẽ tăng lên.
Ngược lại, ép trẻ ăn dặm khi trẻ không tự nguyện, không đói, không hứng thứ sẽ khiến bé hình thành tâm lý sợ bữa ăn và càng từ chối ăn.
Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích
Tôn trọng bé là yếu tố đầu tiên mẹ cần nhận thức khi cho bé ăn dặm. Mẹ hãy tưởng tượng từ khi sơ sinh bé chỉ quen với vị ngọt của sữa.
Giờ phải tập luyện nhiều vị khác nhau, tập nuốt, tập nhai, người lớn muốn bỏ thói quen ưa thích cũng phải có thời gian, huống hồ trẻ nhỏ, cần thời gian và sự kiên trì.
Biết lựa qua giai đoạn ngoan cố và bướng bỉnh, bé sẽ lại có hứng thú và quan tâm đến ăn uống. Giai đoạn đầu của ăn dặm này, quan trọng là TẬP nuốt, tập làm quen với nhiều loại thực phẩm, ko phải là giai đoạn chú trọng đến dinh dưỡng.
Vì thế, mẹ hãy thư giãn và quan niệm là “dù ăn 1 miếng cũng là tốt”. Việc mẹ thoải mái và đón nhận khó khăn biết đâu sẽ nhận đc phản hồi tốt từ bé.
Nếu mẹ gây căng thẳng cho bé, cũng sẽ nhận lại phản ứng ghét ăn thậm chí cả sự phản đối kéo dài của bé. Tạo cảm giác vui mới khó, chứ làm bé ghét rồi thì khó sửa đổi lại lắm. Trẻ con là vậy đó”.
Không ép trẻ ăn dặm con sẽ tăng cân ít, suy dinh dưỡng?
Rất nhiều mẹ ép con ăn chỉ vì nghĩ con mình đang bị thiếu cân, nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Nhưng trước khi cố ép con ăn thêm một vài thìa, mẹ cần lưu ý đến những điều sau:
Nếu chỉ dựa vào tháng và cân mà phán là bé bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng thì nguy cơ sai lầm vô cùng cao. Phải xem xét các chỉ số cùng nhau. Nếu cân nặng cho thấy có vấn đề (dưới kênh -2 chẳng hạn) phải xem cả chiều cao và chiều cao/cân nặng. Vì đây là chỉ số quan trọng và đáng tin cậy, cần xem xét.
Xem xét cả vẻ ngoài của bé, nếu cân nặng có vẻ thấp mà vẻ ngoài trông không gầy còm thì có thể là vẫn ổn.
Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng của trẻ dựa trên cả quá trình phát triển. Bằng cách là mẹ hãy dùng bảng % (bách phân vị) theo độ tuổi in ra, đánh dấu con mình từng tháng trên biểu đồ xem đường phát triển của con như thế nào.
Nếu bé trong khoảng từ 3%-97% chứng tỏ trẻ hoàn toàn bình thường, Hãy lo lắng khi bé đang phát triển theo chiều hướng 3% nhảy lên kênh 50%.
Ngoài ra nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ cần xem lại các nguyên nhân như mức độ ăn thô đã phù hợp với bé, món ăn hợp khẩu vị của trẻ, sự đa dạng trong món ăn, dinh dưỡng, phương pháp ăn dặm có khơi gợi sự thích thú cho trẻ hay không, …
Giúp trẻ ăn dặm ngoan và háo hức với bữa ăn như thế nào?
Bé không chịu ăn dặm có thể do sức khỏe, sinh lý hoặc tâm lý. Mẹ cần nương theo từng nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.
Có nên ép trẻ ăn dặm trong giai đoạn biếng ăn sinh lý?
Những lúc con đang tập lẫy, ngồi, bò hay một kĩ năng mới nào đó, trẻ cần rất nhiều sự tập trung để rèn luyện chúng. Đây chính là lý do giải thích tại sao bé ăn sữa ít đi, bỏ một vài bữa ăn dặm hoặc quấy khóc, giờ ngủ thất thường.
Biếng ăn sinh lý thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Khi con đạt được kĩ năng thì cũng là lúc bé sẽ ăn uống lại như bình thường.
Giải pháp cho thời điểm này: Tôn trọng bé, nương theo nhu cầu của bé, không cố ép mà khiến con sợ ăn.
Có nên ép trẻ ăn dặm trong giai đoạn có vấn đề về sức khỏe?
Bé đang mọc răng, con bị sốt, cảm cúm, nghẹt mũi, … những căn bệnh “nhẹ” phổ biến với trẻ trong giai đoạn tuổi ăn dặm nhưng lại diễn ra rất thường xuyên.
Vì thế, nếu con ăn ít hay thậm chí không chịu ăn, mẹ cần hiểu vì sao con ốm, rồi dựa vào đó để cải thiện tình hình cho phù hợp với bệnh của con.
Những biện pháp giúp trẻ ăn dặm ngon miệng
Tất nhiên là mẹ vẫn không nên ép bé, thay vào đó mẹ hãy thử các cách sau:
Giãn cữ bữa ăn cho bé
Có thể là giờ ăn của bé quá dày, quá nhiều bữa khiến bé chưa kịp đói nên không hứng thú với bữa ăn. Vậy thì mẹ nên tăng số giờ giữa các bữa. Đợi cho bé cảm thấy thật đói thì ăn mới ngon miệng được.
Thay đổi cách chế biến món ăn
Một số bé không thích ăn cháo nhưng lại rất hứng thú với các món nghiền nhuyễn trộn sữa mẹ. Bé không muốn ăn cơm nát nhưng thích gặm bánh mì. Con chỉ ăn cháo nguyên hạt chứ không phải là dạng lỏng.
Mẹ nên thử lần lượt các cách chế biến ăn dặm cũng như phương pháp ăn dặm. Từ ít đến nhiều để con được thích nghi dần dần và tìm ra sở thích của riêng con.
Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
Trẻ lứa tuổi này thích bắt chước. Cả nhà cùng ăn uống vui vẻ, con sẽ học theo và có hứng thú ăn uống hơn hơn là bạn Có nên ép trẻ ăn dặm.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên cho bé vận động thật nhiều nhé. Cùng nhau tập bò, đi, dạo chơi, ném bóng, hoạt đông thật nhiều với bố mẹ, … Con được vận động thường xuyên cơ thể mới cần nạp nhiều năng lượng. Bé sẽ ngon miệng hơn sau mỗi lần chơi như thế.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!