Trong những năm đầu đời của con, các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến chiều cao và cân nặng của bé. Luôn theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi sẽ đảm bảo sự phát triển hợp tuổi của các em sau này.
Các quá trình phát triển của trẻ dưới 10 tuổi
Trẻ em trong giai đoạn phát triển cho đến 10 tuổi cần được quan tâm đặc biệt về các chỉ số chiều cao hay cân nặng. Cao không đủ hay không đủ nặng rất có thể là dấu hiệu của kém phát triển. Tất nhiên, bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi không thể áp dụng cho tất cả. Nó còn phụ thuộc vào yếu tố dân tộc, khu vực sinh sống, tính chất di truyền của bố mẹ.
Nếu bố mẹ là những người có hình thể cao to thì có khả năng trẻ cũng sẽ cao to. Tuy nhiên, một điểm không thể chối cãi là chế độ dinh dưỡng và chăm sóc có vai trò đặc biệt quan trọng. Trẻ được chăm sóc tốt và đúng cách sẽ tăng trưởng tốt hơn. Chính vì vậy các bậc cha mẹ luôn được khuyên cần thường xuyên quan tâm đến các chỉ số chiều cao và cân nặng.
Theo dõi bảng chiều cao cân nặng để có chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ
Quá trình phát triển của trẻ dưới 10 tuổi thường được chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn sơ sinh từ 1 đến 30 ngày tuổi: mỗi ngày sẽ tăng khoảng 15 gram với mức tăng trung bình 1200 gram cho tháng đầu tiên. Chiều cao tăng khoảng 2 cm cho thời gian này.
- Giai đoạn nhũ nhi từ 2 tháng đến 12 tháng: Trung bình 6 tháng đầu tiên nặng gấp đôi lúc đầu và 12 tháng có khả năng lên gấp 3 lần lúc đầu. Về chiều cao, sau 12 tháng trẻ có thể cao lên thêm ½ so với lúc đầu.
- Giai đoạn răng sữa từ 1 tuổi đến 6 tuổi:Mỗi tháng tăng từ 100 đến 150gram. Cho đến 6 tuổi, cân nặng có thể lên đến 24kg. Chiều cao của trẻ đến 6 tuổi giao động từ 105 đến 115 cm được coi là chuẩn.
- Giai đoạn thiếu niên từ 6 đến 10 tuổi: Cho đến 10 tuổi, trẻ em phát triển bình thường có thể cân nặng đến 18 kg và cao đến 140 cm hoặc hơn.
Mỗi giai đoạn ở trên có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, các cách thức chăm sóc khác nhau và tất nhiên là cả các biện pháp giáo dục. Bố mẹ cần theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi để biết con mình phát triển ra sao.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao- cân nặng của trẻ
Yếu tố gien di truyền
Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Dinh dưỡng và môi trường sống
Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Chẳng hạn, sự suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.
Các bệnh lý mạn tính
Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.
Chăm sóc, gần gũi của bố mẹ
Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.
Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao
Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh của trẻ.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố năm 2007
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo cho con mình.
Cách tra cứu:
3 cột là cột “Bé trai”, ” Tháng tuổi”, ” Bé gái”. Các bậc phụ huynh cần xác định rõ giới tính của con mình để tra cứu: TB: Đạt chuẩn trung bình; Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi; Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao). Tương tự như vậy với chiều cao.
Ví dụ một bé trai được 6 tuổi thì trong khoảng 15,9 đến 27,1 ký là bình thường và chiều cao từ 106,1 đến 125,8 cm là chiều cao bình thường. Dưới và trên các con số ấy có khả năng bị còi xương, kém phát triển chiều cao hoặc béo phì, phát triển sớm.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!