Có nên cho con học nhạc sớm là câu hỏi giành được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Bởi những lợi ích tuyệt vời của môn nghệ thuật này chính là động lực thôi thúc nhiều ba mẹ đưa con đến lớp nhạc từ khi còn bé.
Có nên cho con học nhạc sớm?
Để tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, việc đầu tiên ba mẹ cần xác định chính là độ tuổi nào sẽ lý tưởng cho việc tiếp thu âm nhạc. Thông thường, một em bé phát triển khỏe mạnh về trí não và thể chất có thể bắt đầu bài học nhạc chính thức từ lúc 3 tuổi.
Lúc này, những bài học của con sẽ xoay quanh việc làm quen nhạc cụ để phát triển những kỹ năng như xác định nhịp điệu, phân biệt giai điệu, âm thanh của từng loại nhạc cụ. Với trẻ khoảng 5 tuổi, trẻ đã đủ điều kiện để theo học các lớp nhạc chính quy. Những loại nhạc cụ phù hợp với lứa tuổi này thường là dương cầm và vĩ cầm.
Những bé trên 10 tuổi thường được thầy cô dạy nhạc cho quyền quyết định chọn loại nhạc cụ yêu thích của bản thân. Lúc này, bé cũng đã có đủ kỹ năng để thử những loại nhạc cụ lớn và phức tạp hơn. Mục tiêu học nhạc khi đó sẽ dần chuyển sang cải thiện khả năng trình diễn thay vì nâng cao kỹ năng chơi nhạc cụ.
Lợi ích tuyệt vời của việc học nhạc
Theo các nhà khoa học, cho trẻ học nhạc sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích về phát triển tư duy lẫn kỹ năng của con yêu. Những lợi ích dưới đây sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quát hơn về việc cho con làm quen với âm nhạc từ sớm.
Phát triển kỹ năng thể chất
Lợi ích đầu tiên của việc học nhạc chính là giúp trẻ nhanh chóng phát triển kỹ năng thể chất. Các loại nhạc cụ như bộ gõ sẽ hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng phối hợp và kiến thức về máy móc. Loại nhạc cụ này đòi hỏi con yêu phải di chuyển bàn tay, cánh tay và bàn chân.
Theo Giám đốc chương trình Early Childhood tại trường Đại học Columbia College Chicago, bộ gõ giúp truyền cảm hứng và tăng năng lượng cho trẻ em.
Rèn luyện tính kỹ luật và kiên nhẫn
Theo một số chuyên gia tâm lý trẻ em, học một loại nhạc cụ sẽ giúp con yêu giảm đi tính tự mãn. Chẳng hạn như với vĩ cầm, trong quá trình làm quen nhạc cụ, trẻ phải tìm hiểu cách để giữ violin làm sao giữ vững cây cung và nơi đặt chân.
Theo thời gian, con yêu sẽ dần rèn luyện tính kiên trì và sự tập trung cao khi chơi một bản nhạc hay học thuộc lòng một đoạn “solo”.
Kích thích trí thông minh
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nhạc giao hưởng (thính phòng) có tác dụng kích thích sự phát triển trí não của con người. Trong đó, những bản nhạc từ nhạc sỹ người Áo – Mozart luôn là sự lựa chọn vàng cho việc kích thích trí thông minh của thai nhi và trẻ nhỏ.
Sau một cuộc kiểm tra IQ được thực hiện tại Mỹ, nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của nhạc sĩ người Áo cho kết quả trắc nghiệm IQ cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt động của não khi được nghe nhạc của Mozart sẽ trở nên nhạy bén và hoạt động hiệu quả hơn bình thường.
Do đó, âm nhạc là chất xúc tác tuyệt vời để kích thích trí thông minh ở trẻ nhỏ. Bộ não của con yêu thường có khuynh hướng phát triển từ những trải nghiệm trong cuộc sống thường nhật. Những tác động tích cự từ thính giác như nghe nhạc có khả năng tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung trong việc tiếp thu kiến thức mỗi ngày của trẻ.
Giúp trẻ vui vẻ và hạnh phúc
Lợi ích của âm nhạc trong việc cải thiện tâm trạng là vô cùng tuyệt vời. Khi được nghe những giai điệu yêu thích, tâm trạng của con yêu sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái hăng hái, phấn khởi và vui vẻ hơn.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã quyết định được rằng liệu có nên cho con học nhạc sớm hay không. Câu trả lời là nên. Bởi những lợi ích vô hình của môn nghệ thuật này sẽ hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển trí não cũng như quá trình hình thành nhân cách ngay của trẻ từ khi còn nhỏ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!