Có nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc không? Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc vì những tác dụng tuyệt vời của nó. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Giá trị dinh dưỡng của bột ngũ cốc với trẻ ăn dặm
- Mẹ có nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc?
- Những loại bột ngũ cốc tốt nhất cho bé theo từng lứa tuổi
- Lưu ý chung cho nhóm chất bột đường trong thực đơn ăn dặm của bé
Giá trị dinh dưỡng của bột ngũ cốc với trẻ ăn dặm
Bột ngũ cốc ngày càng được ưa chuộng bởi những giá trị nó mang lại cho sức khỏe của con người, đặc biệt là bột ngũ cốc giàu chất xơ nên chúng vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ em nói chung và các bé đang trong lứa tuổi ăn dặm nói riêng.
Nếu bé có biểu hiện bị táo bón thì mẹ nên cung cấp thêm vào thực đơn của bé bột ngũ cốc với lượng ăn tăng dần.
Ngoài ra bột ngũ cốc rất giàu hàm lượng các chất vitamin nhóm B, mang lại lợi ích tuyệt vời cho quá trình sản sinh năng lượng của cơ thể trẻ.
Ngũ cốc còn có chứa lượng chất sắt dồi dào, vì thế mẹ hãy tận dụng lợi thế đó để có thể bổ sung các chất thiết yếu này cho cơ thể của trẻ.
Có thể bạn chưa biết:
Mẹ có nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ rất nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc, đó là bởi:
– Bột ngũ cốc (được chế biến từ các loại ngũ cốc khác nhau như đậu, gạo, …) mang lại nguồn dinh dưỡng đa dạng cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm.
Các mẹ nên lựa chọn các loại bột chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, có ít hơn 4g đường bổ sung, ít hơn 450mg natri và tối thiểu 2g chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn. Nên kết hợp bổ sung nguồn đạm, béo cho trẻ để có thể phát triển toàn diện.
– Cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc được xem là một cách giúp trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng, phòng chống được nhiều bệnh.
– Không những vậy, trẻ thường xuyên ăn ngũ cốc còn cải thiện được cơ nhai của hàm, loại bỏ được các chất bẩn bám trên răng giúp răng miệng luôn sạch sẽ.
Những gợi ý về cách chế biến ngũ cốc cho trẻ
Những loại bột ngũ cốc tốt nhất cho bé theo từng lứa tuổi
Bột ngũ cốc dành cho bé ăn dặm từ 6-7 tháng tuổi
Ở lứa tuổi này các loại thức ăn mềm, mịn sẽ phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nên mệ cần cho bé cho ăn dặm bằng các loại bột ngũ cốc hoặc cháo nghiền xay nhuyễn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo và chứa ít đường.
Các loại ngũ cốc ở những tháng ăn dặm này của trẻ sẽ chủ yếu là gạo xay thành bột ăn dặm hoặc nấu cháo kết hợp với một số các loại ngũ cốc như đậu đen, đậu xanh, khoai lang, mè đen, … và các loại rau, củ quả cùng thành phần đạm (thịt, cá) phù hợp.
Có thể bạn chưa biết:
Bột ngũ cốc cho bé ăn dặm 8-12 tháng tuổi
Từ những tháng này trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ đã có thể thu nạp được các chất béo từ ngũ cốc. Mẹ có thể thêm vào món cháo truyền thống của bé hạt sen, ngô, hạnh nhân, … để tăng thêm hương vị và nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng cho trẻ.
Khi chế biến các loại hạt này, mẹ cần nghiền nhỏ hạt ra và ninh cùng gạo, độ thô sẽ tùy thuộc vào tuổi và khả năng ăn thô của bé.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các món cháo yến mạch, vốn là một trong các loại ngũ cốc vô cùng giàu chất xơ và vitamin cho bé.
Ngũ cốc cho bé từ 1 tuổi trở đi
Hầu hết trẻ ở lứa tuổi này đều đã có khả năng nhai thô khá tốt. Ngoài các món cháo từ bột ngũ cốc mẹ có thể cho bé ăn thô hơn với các món ăn từ ngũ cốc dạng hạt hoặc dạng bột, kết hợp với sữa tươi và hoa quả là lựa chọn rất lành mạnh cho dinh dưỡng của bé đồng thời tiết kiệm rất nhiều thời gian chế biến cho mẹ.
Mẹ nên cho đa dạng bữa ăn cho bé với các loại bánh mì ngũ cốc, bánh quy ngũ cốc, hạt Chia, sợi nui, … để bổ sung nguồn ngũ cốc cũng như tạo thêm thực đơn ngon miệng cho bé.
Lưu ý chung cho nhóm chất bột đường trong thực đơn ăn dặm của bé
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, trẻ từ 6 tháng tuổi cần ăn dặm và nhất thiết phải được cho ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm là nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm rau củ – trái cây và nhóm chất béo.
Ngũ cốc nằm trong nhóm chất bột đường, có chức năng cung cấp năng lượng hàng ngày. Mẹ hãy cho bé ăn cháo, khoai nghiền hoặc bột yến mạch để bé đổi món ngon miệng. Khi nấu cháo hãy dùng gạo tẻ, không nên trộn với nếp sẽ gây khó tiêu, chán ăn.
Nguồn thông tin: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!