X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ bầu có đi tắm biển được không? Cần chú ý chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con?

Mất 6 phút để đọc
Mẹ bầu có đi tắm biển được không? Cần chú ý chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con?Mẹ bầu có đi tắm biển được không? Cần chú ý chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con?

Có bầu tắm biển được không sẽ không là trở ngại miễn thai phụ tuân theo các hướng dẫn an toàn và cẩn thận trên bãi biển. Hầu hết các trường hợp là mẹ vẫn có thể thoải mái đi chơi. Nhưng nếu tình trạng sức khoẻ chưa tốt thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhé.

Có bầu tắm biển được không? Câu trả lời là hoàn toàn được, nhưng điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ ở từng giai đoạn thai kỳ nếu phải di chuyển xa để đến bãi biển.

Đọc bài viết này để biết được:

  • Có bầu tắm biển được không?
  • Danh sách mẹ bầu chuẩn bị cho kỳ nghỉ tại bãi biển
  • Những lưu ý khi chọn kem chống nắng cho thai phụ có bầu tắm biển
  • Thời điểm phù hợp nhất cho những chuyến du lịch trong thai kỳ

Có bầu tắm biển được không?

Bơi lội có thể loại bỏ sự căng thẳng ở các khớp của thai phụ. Điều này có thể cực kỳ hữu ích cho các bà mẹ sắp sinh khi cân nặng cơ thể ngày một nặng nề. Nhưng trong 9 tháng 10 ngày thai kỳ có nên tắm biển không? Câu trả lời là hoàn toàn được, nhưng điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ ở từng giai đoạn thai kỳ nếu phải di chuyển xa để đến bãi biển. Tuy nhiên, nếu chú ý đến các quy tắc an toàn và chuẩn bị kỹ càng thì không có việc gì phải lo.

Lợi ích của việc bà bầu tắm biển

  • Những đợt sóng, ánh nắng mặt trời và cát ấm có thể giúp mẹ bầu cảm thấy bình tĩnh và thư thái. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ khi những cơn ốm nghén và mệt mỏi hoành hành.
  • Nơi lý tưởng để trò chuyện hoặc dành thời gian với bạn bè hoặc thành viên gia đình.
  • Kích thích vị giác khiến mẹ bầu ăn ngon miệng hơn so với khi ở nhà.
  • Bãi biển là nơi tuyệt vời để đi bộ. Mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập trên bãi biển để cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

co-bau-tam-bien-duoc-khong

Có thể bạn chưa biết

Mẹ bầu đi du lịch – Những lưu ý để có chuyến đi hoàn hảo!

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi biển

Tuy việc hoà mình trong nắng vàng biển xanh mang lại những lợi ích nhất định, nhưng cũng có những điều thai phụ nên để ý như:

  • Tránh nuốt nước biển vì có thể bị ô nhiễm nước thải chưa được xử lý từ phân bón, vật nuôi, thuyền và hệ thống tự hoại bị lỗi.
  • Những nguy hiểm khác cũng có thể bao gồm sóng mạnh và cháy nắng có thể khiến mẹ té ngã và khó chịu.
  • Tránh ăn thực phẩm hải sản bán dạo, không rõ nguồn gốc để tránh ngộ độc thực phẩm.
  • Bầu có được tắm biển được không? Tất nhiên là được nhưng bầu phải hạn chế ra nắng trong thời gian dài, hãy nằm nghĩ dưỡng dưới tán cây hay dù để đảm bảo không bị say nắng.
  • Luôn đảm bảo uống và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

Danh sách mẹ bầu chuẩn bị cho kỳ nghỉ tại bãi biển

  • Chọn một địa điểm mà mẹ bầu không phải di chuyển trong một thời gian dài để tránh mệt mỏi và kiệt sức.
  • Hãy đảm bảo luôn có người đi chung khi đi nghỉ ở bãi biển, để có thể chia sẻ niềm vui và chăm sóc bạn nếu có nhu cầu có thể phát sinh. Đi một mình trong thai kỳ có thể không phải là một ý tưởng hay.
  • Có bầu tắm biển được nhưng hãy tìm kiếm và lên danh sách những trạm y tế gần nhất để có thể đến kịp thời nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra.
  • Mẹ bầu có thể đi bộ, ngủ trưa, đọc sách hoặc tắm nắng một chút trên bãi biển. Hạn chế và tránh những môn mạo hiểm như đi lặn, lướt ván hoặc các loại hình thể thao mạo hiểm khác.
  • Luôn mang theo nón bên mình để đội, tránh bị say nắng; kem chống nắng cũng là một vật bất ly thân để bảo vệ làn da mẹ khỏi tia UV.
  • Mặc quần áo cotton rộng rãi để cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
  • Mang theo đầy đủ những vật dụng cần thiết hàng ngày, đặc biệt là vitamin bổ sung mẹ phải uống hàng ngày trong thai kỳ.
  • Mua một vài thức ăn vặt lành mạnh để ăn khi di chuyển hoặc trong quá trình đi chơi

co-bau-tam-bien-duoc-khong

Có thể bạn chưa biết

11 Bí quyết cần thuộc nằm lòng khi đi du lịch với gia đình

Những lưu ý khi chọn kem chống nắng cho thai phụ có bầu tắm biển

  • Các thành phần oxybenzone, axit para-aminobenzoic, octocrylene, retinyl palmitate và homosalate không nên có trong sản phẩm.
  • Không chất tạo màu (dye), mùi (fragrance), sulfate, paraben và phthalates.
  • Kem chống nắng có kẽm oxit và titan oxit (titanium oxide) sẽ an toàn hơn.
  • Kiểm tra một lượng nhỏ ở phía cổ tay để tránh dị ứng trước khi bôi lên da mặt.
  • Cách 2 tiếng đồng hồ nên thoa một lớp kem chống nắng mới để da tiếp tục bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời.
  • Vẫn dùng tẩy trang mỗi cuối ngày dù chỉ bôi kem chống nắng.

Mẹ bầu có đi tắm biển được không? Cần chú ý chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con?

Thời điểm phù hợp nhất cho những chuyến du lịch trong thai kỳ

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng đã tiết lộ giai đoạn mẹ bầu có thể du lịch, đó là giữa tuần 14 và tuần 28, tức là vào tam cá nguyệt thứ hai.

Theo bác sĩ Mai, đa số các vấn đề trong thai kỳ sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Ở giai đoạn giữa thì sức khỏe của mẹ phần lớn đã ổn định, hết ốm nghén và việc đi lại của mẹ cũng dễ dàng hơn.

Bà bầu có nên tắm biển không sẽ không là trở ngại miễn thai phụ tuân theo các hướng dẫn an toàn và cẩn thận trên bãi biển. Nhiều thai phụ khi mới cấn thai cũng thắc mắc có bầu 3 tháng đầu có nên tắm biển không? Hầu hết các trường hợp là mẹ vẫn có thể thoải mái đi chơi. Nhưng nếu tình trạng sức khoẻ chưa tốt thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhé.

Nguồn thông tin: Khi nào du lịch không được khuyến khích trong thai kỳ? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Bầu mấy tháng không được đi máy bay và những lưu ý mẹ cần biết?
  • Mẹ bầu đã biết cách làm nước mía sầu riêng ngon thần sầu này chưa?
  • Top đồ ăn vặt cho bà bầu nhiều chất dinh dưỡng có thể mẹ chưa biết

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • 3 tháng đầu
  • /
  • Mẹ bầu có đi tắm biển được không? Cần chú ý chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con?
Chia sẻ:
  • Bà bầu tắm nước ấm có tốt không? - Lời khuyên giữ an toàn

    Bà bầu tắm nước ấm có tốt không? - Lời khuyên giữ an toàn

  • Bà bầu ăn rong biển được không và ăn thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

    Bà bầu ăn rong biển được không và ăn thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

app info
get app banner
  • Bà bầu tắm nước ấm có tốt không? - Lời khuyên giữ an toàn

    Bà bầu tắm nước ấm có tốt không? - Lời khuyên giữ an toàn

  • Bà bầu ăn rong biển được không và ăn thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

    Bà bầu ăn rong biển được không và ăn thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn