Chứng khó viết Dysgraphia – Bệnh khó đọc là một triệu chứng rối loạn kỹ năng viết chữ không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả ở người trưởng thành.
Hội chứng khó viết Dysgraphia là gì?
Dysgraphia (hoặc agraphia) – chứng khó viết/rối loạn viết chữ – là sự yếu kém hay suy giảm khả năng viết bằng tay nơi người lớn hay trẻ em, mặc dù người ấy có thể có khả năng đọc, và không phải bị chậm phát triển hay suy giảm trí tuệ.
Khả năng giao tiếp bằng chữ viết của một người thấp hơn nhiều so với người cùng độ tuổi hay so với mức trung bình của người cùng độ tuổi.
Những người dysgraphia thường có thể viết ở một mức độ nào đó. Họ thường thiếu những kỹ năng vận động tinh, ví dụ họ không thể buộc được dây giày hoặc buộc một cách khó khăn. Dysgraphia không ảnh hưởng đến mọi kỹ năng vận động tinh. Người với chứng Dysgraphia có thể cũng thiếu kỹ năng chính tả cơ bản (ví dụ, khó phân biệt chữ p, q, b, và d), và thường viết chữ sai trên giấy khi vừa nghĩ vừa viết.
Trẻ em có khuyết tật học tập này thì sẽ viết chậm, viết xấu, khoảng cách không nhất quán, cách trình bày kém trên giấy, chính tả rất kém và khó viết ra khi suy nghĩ và viết cùng một lúc.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của dysgraphia chưa được biết rõ, nhưng bất cứ khi nào xảy ra ở người lớn, nguyên nhân thường là do chấn thương đầu, do một số loại bệnh hoặc tổn thương não. Ở trẻ em, người ta thường thấy xu hướng nhiều người trong gia đình của người đó bị dysgraphics. Cha, mẹ hoặc bà con thân thuộc có khả năng có dysgraphia.
Dấu hiệu và triệu chứng khó viết Dysgraphia
- Trẻ rất khó khăn ngay cả trong việc viết đồ chữ, và viết chữ cong (mặc dù cho trẻ thời gian dài hơn rất nhiều)
- Hiển thị sự không nhất quán: lúc viết hoa, lúc viết thường trong một chữ, hay một câu, hay kích thước lúc to lúc nhỏ trong mỗi chữ, lúc viết thẳng lúc viết nghiêng…..
- Nhiều chữ chưa viết xong, viết thiếu hay bị bỏ qua.
- Khoảng cách không nhất quán giữa các từ và chữ cái
- Cách cầm viết, tư thế, dáng điệu khi viết, hay vị trí của giấy thì lạ và luôn thay đổi.
- Gặp khó khăn trong việc hình thành chữ trước
- Viết rất chậm cho dù là chỉ sao chép qua
- Cách trình bày trên giấy không trật tự, lung tung và không có một quy tắc nhất định nào.
- Hay phàn nàn về mỏi tay khi viết.
- Có khó khăn lớn trong việc suy nghĩ và viết cùng một lúc (ghi chú, viết sáng tạo).
Trị liệu
Để trị cho dysgraphia đa dạng và có thể bao gồm điều trị các rối loạn vận động tinh để giúp trẻ kiểm soát cử động khi viết.
- Trị liệu rèn luyện trí nhớ, phục hồi trí nhớ
- Và trị liệu các vấn đề về thần kinh.
- Một số bác sĩ khuyên rằng người với chứng rối loạn viết sử dụng máy tính để viết, tránh các vấn đề khi phải viết tay.
- Trị liệu cơ năng để tăng cường sức mạnh cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo, phối hợp mắt và tay. Trẻ em cũng nên được đánh giá xem bé có dùng cả hai tay hay không, vì đây có thể là tiền đề của việc chậm phát triển các kỹ năng vận động tinh từ thời thơ ấu
- Một số điều nhỏ có thể giúp học sinh có dysgraphia, chẳng hạn như cho phép các em sử dụng một công cụ viết các em ưa thích hoặc cho phép các em nộp bài đánh máy thay vì bài viết tay.
Lời khuyên cho cha mẹ/ giáo viên
- Tránh la mắng hay hối thúc học sinh/ con trẻ vì công việc cẩu thả, bất cẩn, hay cần phải viết nhanh.
- Sử dụng bài kiểm tra miệng
- Sử dụng máy ghi âm cho các bài giảng
- Cung cấp ghi chú hoặc tóm tắt
- Giảm các khía cạnh sao chép của công việc (ví dụ như các bài toán đã in sẵn, trẻ chỉ việc tìm đáp số và điền vào, không cần phải ghi lại)
- Cung cấp các lựa chọn thay thế cho bài tập viết (báo cáo được ghi âm bằng video, báo cáo được ghi âm)
- Sử dụng bút chì nhỏ, bút chì thân hình tam giác, bút chì có kẹp, có quấn dây cho dễ sử dụng. Bút chì Jumbo có ích đối với những ai có chứng run rẩy, rùng mình hoặc bại não nhẹ.
Chứng khó viết Dysgraphia – Pencil grip
- Trẻ phải được hướng dẫn cách viết từ ngữ, câu chữ trước đó. Học sinh có thể mô tả cách viết từng chữ như thầy/cô mô tả vậy.
- Trước khi bắt đầu viết, nên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động như tiền viết hoặc nói về những gì sẽ viết.
- Sử dụng giấy kẻ hàng, theo đó các em viết để khỏi chệch hàng, giấy nên có màu nổi để các em theo dõi dễ dàng hơn.
- Cho học sinh thêm thời gian để hoàn thành bài tập trong lớp; nếu không các em sẽ không được thực hành những gì thầy/cô hướng dẫn.
Các bài viết khác:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!