Chuột rút khi mang thai là tình trạng thường xảy ra trong suốt giai đoạn thai kỳ. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn gây khó chịu cho các mẹ. Bên cạnh đó, chuột rút cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Đâu là cách chữa chuột rút khi mang thai mẹ bầu có thể áp dụng?
Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai
Bắp chân, bắp thịt đùi, gối và hông là các vị trí thường xuyên bị chuột rút ở mẹ bầu. Cơn đau kéo dài vài phút và khiến việc cử động trở nên khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút khi mang thai như:
Tăng cân
Trong suốt thai kỳ, trọng lượng cơ thể của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, áp lực đè nặng lên đôi chân khiến máu khó lưu thông.
Chuột rút khi mang thai là tình trạng phổ biến
Ốm nghén cũng gây chuột rút
Những tháng đầu tiên, hầu hết phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén. Việc nôn ói làm cho bạn khó thu nạp chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến thiếu chất và các vitamin cần thiết. Từ đó, cơ thể sẽ bị rối loạn điện giải và căng cơ. Đây chính là nguyên nhân phổ biến làm mẹ bầu hay bị chuột rút khi mang thai.
Tử cung phát triển
Khi mang thai, tử cung của phụ nữ giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi. Cơ và dây chằng bị kéo căng gây chuột rút. Trong một số trường hợp, tử cung bị lệch so với xương chậu. Thời điểm tử cung mở rộng sẽ chèn lên dây thần kinh, khiến mạch máu khó lưu thông.
Thiếu canxi
Để phát triển, thai nhi cần được cung cấp đủ canxi. Do đó, mẹ bầu sẽ chuyển một lượng canxi cho bé. Khi thiếu canxi, mẹ sẽ dễ bị chuột rút.
Các cách chữa chuột rút khi mang thai
Hầu hết các mẹ bầu đều khó tránh khỏi tình trạng bị chuột rút khi mang thai. Để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ có thể kết hợp các phương pháp dưới đây.
Có nhiều phương pháp để hạn chế chuột rút khi mang thai
Chế độ ăn uống giảm chuột rút khi mang thai
- Ăn nhiều trái cây tươi, thực phẩm giàu canxi, đồng thời bổ sung chất điện giải. Các mẹ bầu nên gặp gỡ chuyên gia y tế để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không nhịn tiểu để tránh tình trạng bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu.
Mát xa và hoạt động nhẹ nhàng
- Mát xa và xoa bóp tay chân để giúp máu dễ lưu thông.
- Vận động nhẹ nhàng, điều độ hoặc tập yoga, tránh ngồi vắt chân lâu khiến máu khó lưu thông.
- Vào những tháng cuối thai kỳ, các mẹ có thể thường xuyên đi bộ để chữa chuột rút khi mang thai.
Ăn mặc rộng rãi
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc đồ quá chật khiến tay chân cử động không thoải mái.
- Sử dụng nước ấm để tắm, tránh tắm nước lạnh. Việc giữ ấm cơ thể sẽ hạn chế tình trạng chuột rút.
Dùng gối kê tay chân
- Khi ngủ, dùng gối mỏng lót đệm êm ái để kê chân tay. Điều này giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, nhất là vào ban đêm.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp các mẹ giảm thiểu chuột rút khi mang thai
Mặc dù chuột rút trong giai đoạn thai kỳ không phải bệnh lý song nếu tình trạng xảy ra thường xuyên với cường độ đau mạnh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Chuột rút gây đau đớn dữ dội là dấu hiệu thai sảy hoặc thai ngoài tử cung. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, việc thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra là điều cần thiết.
Xem thêm các bài viết:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!